Đứt dây chằng chéo sau: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Trong các chấn thương về khớp gối thì có khoảng 5 – 10% trong số đó bị đứt dây chằng chéo sau. Các chấn thương nơi khớp gối sẽ gây tổn thương phần xương bên dưới hoặc làm tổn thương dây chằng, sụn. Nguyên nhân dẫn tới đứt dây chằng chéo sau là do bị tác động một lực rất mạnh và nếu chấn thương này không được điều trị kịp thời nó sẽ gây ra biến chứng có hại cho người bệnh.

đứt dây chằng chéo sau

Dây chằng chéo sau là gì?

Xương vùng khớp gối bao gồm 3 phần là: xương đùi nằm phía trên, xương chày ở phía dưới và phía trước là xương bánh chè. Có một hệ thống 4 dải mô dây chằng sẽ giúp liên kết các xương khớp gối.

Hệ thống dây chằng bên bao gồm: Dây chằng bên trong;bên ngoài và chày; mác nằm ngoài khớp gối.

Hệ thống dây chằng chéo có: Dây chằng chéo trước; dây chằng chéo sau nằm trong khớp gối

Trong đó, dây chằng chéo sau nằm tại vị trí trung tâm khớp và phía sau đầu gối, dây chằng này kết nối xương đùi với xương cẳng chân.

Dây chằng chéo sau có hình chữ X, đây là dây chằng to hơn và khỏe hơn dây chằng chéo trước.

Dây chằng chéo sau có chức năng:

- Phối hợp cùng những dây chằng khác, giữ khớp gối khi gấp 90 độ vẫn vững vàng.

- Giữ cho khớp gối không bị trượt quá mức ra phía trước hoặc sau.

- Giữ mâm chày không bị di lệch 

- Giúp khớp gối hoạt động ổn định khi vận động hàng ngày 

Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết dây chằng chéo sau bị đứt

Nguyên nhân dây chằng chéo sau bị đứt

Do lực tác động mạnh trực tiếp từ trước ra sau, mặt trước phía trên của cẳng chân bị đẩy mạnh về phía sau gây chấn thương làm đứt dây chằng. Dây chằng chéo bị đứt chủ yếu do các tình huống như:

Triệu chứng nhận biết dây chằng chéo sau bị đứt

- Cảm thấy đau: Sau khi bị chấn thương đầu gối bị đau nhẹ sau đó sẽ đau hơn gây khó khăn trong hoạt động, đi lại.

- Sưng đầu gối: Chỉ khoảng vài giờ sau chấn thương phần đầu gối sẽ bị sưng và khớp bị cứng.

- Khớp gối bị lỏng: Người bệnh có cảm giác khớp gối bị lỏng lẻo như muốn rời ra.

- Không cử động mạnh được: Khớp gối không còn vững chắc, khó khăn khi lên xuống cầu thang và người bệnh không thể hoạt động mạnh như chạy, nhảy hoặc chơi thể thao…

- Có sự bất thường ở chân: có cảm giác phần đùi của chân bị chấn thương hơi teo lại.

- Khớp gối bị thoái hóa: Khi tổn thương kéo dài có thể gây các cơn đau và sưng nơi khớp gối.

Phân loại dây chằng chéo sau bị đứt

Trên thực tế, đứt dây chằng chéo sau rất khó đánh giá vì nó không giống các chấn thương dây chằng khác ở vùng gối. Tuy nhiên các bác sĩ đã phân loại ra 4 cấp độ như sau:

- Cấp độ I: Bong gân nhẹ, khớp gối vẫn vững chắc

- Cấp độ II: Một phần dây chằng bị rách, khớp gối có lỏng một chút.

- Cấp độ III: Dây chằng bị đứt hoàn toàn, đầu gối trở nên lỏng lẻo.

- Cấp độ IV: Bị tổn thương dây chằng chéo sau và một số dây chằng bắp chân bị đứt.

dây chằng chéo sau

Chẩn đoán và phương pháp điều trị khi bị đứt dây chằng chéo sau

Chẩn đoán dây chằng chéo sau bị đứt

Bác sĩ có thể thăm khám và chẩn đoán xác định chấn thương dây chằng chéo sau thông qua: 

- Khai thác thông tin, tìm hiểu kỹ về tình huống bị chấn thương

- Dùng phương pháp nghiệm pháp Godfrey

- Test ngăn kéo sau dương tính

- Kiểm tra độ lỏng lẻo nơi đầu gối

- Tìm máu trong dịch khớp

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yêu cầu người bệnh đứng hoặc đi bộ để phát hiện những bất thường.

- Sử dụng phương pháp xét nghiệm cận lâm sàng và chẩn đoán qua hình ảnh.

- Chụp X-quang khớp gối giúp phát hiện bong rứt xương chỗ bám dây chằng

- Quét cộng hưởng từ MRI: với phương pháp này nếu có vết rách dây chằng chéo sau hoặc sụn khớp bị thương sẽ hiển thị rõ, thậm chí hình ảnh tràn dịch khớp gối cũng được phát hiện…

- Nội soi khớp để xác định mức độ lan rộng của vết thương nơi đầu gối.

Phương pháp điều trị dây chằng chéo sau bị đứt

Các bác sĩ khẳng định không phải mọi trường hợp đứt dây chằng chéo sau đều phải mổ. 

Phương pháp phẫu thuật chỉ được sử dụng khi chấn thương nghiêm trọng như:

- Dây chằng chéo sau bị đứt ở cấp độ II trở lên

- Khớp gối có dấu hiệu lỏng lẻo và đau do đứt dây chằng chéo sau 

- Dây chằng chéo sau bị tổn thương kèm theo một số dây chằng khác bị rách, gãy xương và tổn thương sụn…

- Bệnh nhân trong độ tuổi từ 18-50 tuổi

- Không có biến chứng do thoái hóa khớp nặng; không bị nhiễm khuẩn khớp; gấp duỗi gối không bị hạn chế.

Nếu người bệnh không thuộc các trường hợp nêu trên, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau nhằm hạn chế các triệu chứng.

Một biện pháp điều trị nữa đó là nghỉ ngơi, chườm đá lạnh, kê cao chân để chấn thương phục hồi dần.

Khi gối không còn sưng, bệnh nhân có thể luyện tập các bài tập vật lý trị liệu, massage trị liệu, sử dụng ghế masage trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ giúp cải thiện các chức năng của khớp gối, chân sẽ ổn định và phục hồi hoàn toàn.

Mua 1 tặng 3
Để lại thông tin để nhận ngay ưu đãi lên tới 50%
Lưu ý : ưu đãi áp dụng tuỳ từng mẫu ghế
Bài viết liên quan

Nguyên nhân và phương pháp điều trị bệnh đau ...

Công việc, nghề nghiệp là một trong các nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh đau thắt lưng. Phần lớn những cơn đau thắt ...

Trường hợp nào phải mổ khi bị gãy xương?

Những người bị gãy xương, tùy thuộc vào xương bị gãy của người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp. ...

Một số bệnh lý thường gặp ở cột sống

Cột sống là nơi thường mắc phải một số bệnh lý như thoái hóa cột sống, cong vẹo, chấn thương cột sống, thoát vị đĩa ...

Phương pháp điều trị viêm khớp gối tràn dịch

Dịch trong ổ khớp chính là thành phần đặc biệt, nó có tác dụng nuôi dưỡng các sụn trong khớp, giúp bôi trơn và giảm ma ...
Chính sách
Chính sách trả góp Mua trả góp qua thẻ tín dụng ngân hàng, không lãi suất, không chứng minh thu nhập, không thế chấp tài sản.
Chính sách bảo hành Thời gian bảo hành ghế massage là 6 năm. Bảo hành những lỗi hỏng hóc, sự cố kỹ thuật xảy ra do lỗi của nhà sản xuất.
Chính sách đổi trả Sản phẩm lỗi do nhà sản xuất : Miễn phí đổi sản phẩm khác có giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị sản phẩm lỗi, khách hàng bù tiền chênh lệch nếu có.
Chính sách vận chuyển Miễn phí vận chuyển và lắp đặt khi mua các sản phẩm ghế massage toàn thân Okasa trên toàn quốc.
Loading...