Những người bị gãy xương, tùy thuộc vào xương bị gãy của người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp. Những trường hợp gãy xương nhẹ, xương có khả năng tự liền thì chỉ cần bó bột. Tuy nhiên, những trường hợp xương gãy ở vị trí nguy hiểm như xương đùi, xương thuyền…sẽ rất khó lành do lượng máu nuôi xương bị thiếu. Những trường hợp như vậy cần được phẫu thuật thì mới có thể điều trị hiệu quả cho người bệnh.
Tìm hiểu về quá trình liền xương
Trên cơ thể người, khi bị gãy xương, quá trình liền xương sẽ trải qua 3 giai đoạn: giai đoạn viêm xương, sửa chữa và tái tạo xương.
- Xương bị gãy sẽ làm dập rách, tổn thương các phần mềm quanh ổ gãy, từ đó quanh các đầu xương sẽ hình thành khối máu tụ. Vùng màng xương và ống tủy xương có thể bị hoại tử. Do đó cơ thể người bệnh sẽ phản ứng viêm và xuất hiện triệu chứng phù nề cấp tính, gây sưng đỏ và đau…
- Sau khi triệu chứng viêm cấp tính giảm, xương sẽ bước sang giai đoạn sửa chữa. Giai đoạn này sụn, xương, các tế bào… sẽ tạo ra collagen. Đồng thời cũng diễn ra quá trình xây đắp tạo cốt bào và phá hủy xương do hủy cốt bào…quá trình sẽ diễn ra tới khi ổ gãy trở lại tình trạng ban đầu.
- Xương sẽ bước vào giai đoạn tái tạosau khi kết thúc giai đoạn sửa chữa. Thời gian có thể kéo dài nhiều năm tùy vào đặc điểm xương bị gãy.
* Trường hợp gãy xương đơn giản, chỉ cần thực hiện chỉnh nắn đúng cách, tránh lệch xương, sau đó cố định ổ gãy, có thể bó bột để xương liền lại.
Những trường hợp gãy xương cần phải mổ
Thông thường, bác sĩ sẽ tìm hiểu nguyên nhân bị gãy xương, vị trí xương gãy và mức độ đau của người bệnh để đưa ra phương án điều trị phù hợp.
Những trường hợp nặng bó bột không ổn, thì phải tiến hành phẫu thuật mổ xương.
Một số trường hợp thường phải phẫu thuật mổ xương như:
- Đã điều trị bảo tồn nhưng thất bại, xương bị lệch trục không nắn được gây ảnh hưởng tới các vận động của người bệnh.
- Người bệnh bị gãy xương ở vị trí phức tạp, ổ gãy có nhiều mảnh xương vụn, khó nắn chỉnh.
Hiện nay, một số trường hợp sẽ dùng với phương pháp mổ gãy xương kết hợp kim loại. Với phương pháp này hai đầu xương sẽ được gắn chặt vào nhau và ổ gãy sẽ được bất động tuyệt đối. Ưu điểm của phương pháp này là quá trình liền xương sẽ diễn ra nhanh hơn, các khớp không bị cứng. Tuy nhiên, sau khoảng 2 năm người bệnh sẽ phải mổ lại để tháo dụng cụ kim loại kết xương.
Khi mổ gãy xương cần lưu ý những gì?
Phương pháp phẫu thuật mổ gãy xương đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và cơ sở y tế phải được đảm bảo. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, người bệnh bị gãy xương cần tới các bệnh viện uy tín để được các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và điều trị đúng cách, hiệu quả.
Ngoài ra, người bệnh khi bị gãy xương không nên sử dụng các phương pháp chữa trị dân gian như bó lá, bó thuốc, chữa trị tại nhà thầy lang… sẽ không tốt cho người bệnh, thậm chí làm kéo dài và gây phức tạp cho thời gian chữa trị bệnh.
Phương pháp chăm sóc người bệnh sau mổ gãy xương
Quá trình lành xương sau phẫu thuật không chỉ phụ thuộc vào tay nghề của bác sĩ phẫu thuật mà còn bởi quá trình chăm sóc người bệnh thời kỳ hậu phẫu. Người bệnh sau khi mổ gãy xương cần nhiều sự chăm sóc tận tình và giúp đỡ để có thể phục hồi hoàn toàn.
Giai đoạn sau phẫu thuật, người bệnh rất cần người chăm sóc, hỗ trợ trong các sinh hoạt hàng ngày, đồng thời tạo cho người bệnh tinh thần lạc quan, thoải mái sẽ khiến bệnh càng mau khỏi.
Người nhà cần lưu ý nhắc bệnh nhân uống thuốc đúng giờ, chăm chỉ luyện tập nhẹ nhàng để máu lưu thông tránh các hiện tượng khớp bị cứng do thiếu vận động.
Hãy xây dựng cho người bệnh có chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng để cơ thể người bệnh nhanh chóng phục hồi.
Để người bệnh nghỉ ngơi trong môi trường yên tĩnh, trong lành
Đưa người bệnh đi thăm khám đúng lịch hẹn của bác sĩ để được theo dõi tốt nhất khả năng liền xương…
Một số người có thói quen sử dụng máy massae, ghế massage hàng ngày để thư giãn nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để điều chỉnh thói quen theo hướng hợp lý hơn. Ghế massage hiện đại có chế độ nhiệt nóng rât có lợi cho những trường hợp bị chấn thương ở xương (tăng lưu thông máu), nhưng các tính năng túi khí, con lăn, rung massage có thể sẽ không phù hợp, nên cẩn trọng khi sử dụng, tham vấn ý kiến của bác sĩ điều trị
Như vậy, chúng ta có thể hiểu trường hợp người bị gãy xương mặc dù nó không gây nguy hiểm đến tính mạng song nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời thì khả năng để lại di chứng là rất cao. Những di chứng do gãy xương để lại sẽ ảnh hưởng nhiều tới đời sống, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Vì thế khi bị gãy xương, người bệnh cần tới ngay các bệnh viện uy tín dể được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán và đưa ra các phương pháp điều trị chính xác, kịp thời. Có như vậy thì vùng xương gãy mới phục hồi hoàn toàn và không gây trở ngại cho người bệnh trong mọi hoạt động.