Nguyên nhân và phương pháp điều trị bệnh đau lưng dưới

Công việc, nghề nghiệp là một trong các nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh đau thắt lưng. Phần lớn những cơn đau thắt lưng do bị chấn thương, bị bong gân hoặc do các chuyển động đột ngột và sai tư khi làm việc nặng. Những cơn đau thắt lưng sẽ gây trở ngại cho người bệnh trong sinh hoạt hàng ngày. Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu những nguyên nhân và phương pháp điều trị bệnh đau thắt lưng dưới.

cách điều trị bệnh đau lưng dưới

Nguyên nhân dẫn tới đau thắt lưng dưới

Nhiều người bị đau thắt lưng dưới do bệnh thoái hóa cột sống. Những người bị xương cột sống lão hóa làm giảm cấu trúc và chức năng xương sẽ gây ra đau lưng dưới.

- Bong gân do bao khớp, dây chằng bị tổn thươngkhi hoạt động quá mạnh sẽ dẫn tới các cơn đau lưng.

- Người bị bệnh thoái hóa đĩa đệm.

- Bệnh lý rễ dây thần kinh: tình trạng dây thần kinh bị chèn ép hoặc bị viêm sẽ gây tổn hại tới cột sống gây ra các cơn đau thắt lưng.

- Dây thần kinh tọa bì chèn ép sẽ gây ra những cơn đau chạy dọc cơ thể từ vùng thắt lưng, qua vùng xương chậu, vùng mông rồi đau xuống chân. 

- Người bị chấn thương khi chơi thể thao, trong lao động hoặc tai nạn giao thông… sẽ làm tổn thương gân, dây chằng dẫn tới đau thắt lưng.

- Hẹp cột sống sẽ gây áp lực lên tủy sống và dây thần kinh dẫn tới các cơn đau.

- Người bị vẹo cột sống hoặc mắc các bệnh lý về cột sống, bị dị tật bẩm sinh…

- Các bệnh lý viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống, bệnh loãng xương , lạc nội mạc tử cung, hội chứng đau xơ cơ, hay còn gọi là hội chứng đau nhức toàn thân.

- Một số nguyên nhân nghiêm trọng ít gặp cũng có thể gây đau thắt lưng: Nhiễm trùng sẽ liên quan tới đau cột sống dẫn tới đau thắt lưng; Khối u cũng là một nguyên nhân rất hiếm gặp của bệnh đau thắt lưng; Sỏi thận thường gây ra những cơn đau nhói ở lưng…

Yếu tố tăng nguy cơ đau lưng dưới

- Tuổi tác chính là yếu tố đầu tiên làm tăng nguy cơ đau thắt lưng. Khi già đi, xương bị loãng có thể dẫn tới gãy xương, các đĩa đệm không còn linh hoạt sẽ làm giảm khả năng chống đỡ cơ thể…

- Một số bệnh tiềm ẩn có thể làm tăng nguy cơ đau lưng

- Người không thường xuyên luyện tập thể chất sẽ khiến cơ thể bị yếu.

- Phụ nữ mang thai thường bị đau lưng dưới do trọng lượng cơ thể thay đổi, tuy nhiên triệu chứng này thường sẽ mất sau khi sinh.

- Người tăng cân,thừa cân, béo phì  sẽ gây áp lực cho lưng dẫn tới đau thắt lưng.

- Yếu tố di truyền: Viêm cột sống dính khớplà một trong số nguyên nhân gây đau lưng. Nguyên nhân của bệnh này chính là do yếu tố di truyền.

- Yếu tố công việc, nghề nghiệp: Do tính chất công việc nặng nhọc, cần thường xuyên phải nâng, đẩy hoặc kéo mạnh, đặc biệt phải vặn xoắn nhiều…thậm chí nếu bạn ngồi trên ghế sai tư thế cũng sẽ gây đau thắt lưng.

- Yếu tố sức khỏe, tinh thần: Những người gặp phải vấn đề sức khỏe như thường xuyên lo lắng, người bị bệnh trầm cảm, người có nỗi đau khó nguôi ngoai…sẽ gây căng thẳng dẫn tới căng cơ và đau lưng.

đau lưng dưới

Phương pháp điều trị đau lưng dưới

- Khi cơn đau xuất hiện, hãy tự chăm sóc mình trong 72 giờ đầu tiên, nếu không thấy dấu hiệu thuyên giảm thì bạn nên gặp bác sĩ.

- Dừng mọi hoạt động thể chất hằng ngày trong khoảng vài hôm, có thể chườm đá vào vùng thắt lưng để giảm cơn đau.

- Một số loại thuốc giảm đau không kê đơn mà người bệnh có thể sử dụng như : ibuprofen  hoặc acetaminophen.

- Nếu nằm ngửa thấy khó chịu thì hãy nằm nghiêng để dễ chịu hơn.

- Tắm nước ấm hoặc thường xuyên mát xa phần lưng sẽ giúp thư giãn các cơ ở lưng.

Đau thắt lưng có thể xảy ra ở mỗi bệnh nhân khác nhau như: Căng cơ và yếu; Dây thần kinh bị chèn ép; Sai lệch tủy sống…

Những trường hợp này sẽ được điều trị bằng các phương pháp như: Dùng thuốc; dùng phương pháp vật lý trị liệu…

- Tùy thuộc vào tình trạng bệnh và triệu chứng mà bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc chữa đau thắt lưng như: Thuốc giãn cơ; Thuốc chống viêm không steroid (NSAID); Thuốc giảm đau codein; Steroid giúp giảm viêm; Tiêm corticosteroid.

- Một số phương pháp vật lý trị liệu đã được kiểm chứng và bác sĩ khuyên thực hiện như: Massage; Kéo dãn; Xoa bóp lưng và cột sống. Ngoài đến các trung tâm trị liệu các bạn có thể trang bị máy massage, ghế massage tại nhà và sử dụng theo chỉ dẫn của các chuyên gia trị liệu.

- Trong trường hợp đau nghiêm trọng, người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định phẫu thuật. Khi các phương pháp điều trị khác đều thất bại thì phải tiến hành phẫu thuật để giải quyết các vấn đề liên quan, giúp chấm dứt các cơn đau thắt lưng.

Trên đây là một số chia sẻ về nguyên nhân và phương pháp điều trị bệnh đau lưng dưới từ Okasa. Nếu các bạn còn câu hỏi hay thắc mắc nào liên quan đến đau lưng dưới, massage trị liệu, ghế massage toàn thân... Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể.

Mua 1 tặng 3
Để lại thông tin để nhận ngay ưu đãi lên tới 50%
Lưu ý : ưu đãi áp dụng tuỳ từng mẫu ghế
Bài viết liên quan

Trường hợp nào phải mổ khi bị gãy xương?

Những người bị gãy xương, tùy thuộc vào xương bị gãy của người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp. ...

Một số bệnh lý thường gặp ở cột sống

Cột sống là nơi thường mắc phải một số bệnh lý như thoái hóa cột sống, cong vẹo, chấn thương cột sống, thoát vị đĩa ...

Phương pháp điều trị viêm khớp gối tràn dịch

Dịch trong ổ khớp chính là thành phần đặc biệt, nó có tác dụng nuôi dưỡng các sụn trong khớp, giúp bôi trơn và giảm ma ...

Phát hiện và điều trị u nang bao hoạt dịch ...

U nang bao hoạt dịch khớp gối là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi và bệnh lý này thường xuất hiện ở phụ nữ nhiều hơn là ...
Chính sách
Chính sách trả góp Mua trả góp qua thẻ tín dụng ngân hàng, không lãi suất, không chứng minh thu nhập, không thế chấp tài sản.
Chính sách bảo hành Thời gian bảo hành ghế massage là 6 năm. Bảo hành những lỗi hỏng hóc, sự cố kỹ thuật xảy ra do lỗi của nhà sản xuất.
Chính sách đổi trả Sản phẩm lỗi do nhà sản xuất : Miễn phí đổi sản phẩm khác có giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị sản phẩm lỗi, khách hàng bù tiền chênh lệch nếu có.
Chính sách vận chuyển Miễn phí vận chuyển và lắp đặt khi mua các sản phẩm ghế massage toàn thân Okasa trên toàn quốc.
Loading...