Bó bột là phương pháp phổ biến được sử dụng trong điều trị gãy xương. Khi tiến hành phương pháp này, người bệnh phải bất động vùng xương gãy để giúp quá trình liền xương diễn ra thuận lợi. Phương pháp bó bột cũng giúp bảo vệ các tổn thương và thúc đẩy hồi phục phần mềm bị tổn thương (nếu có). Đồng thời, phương pháp bó bột còn giúp giảm các cơn đau, giảm phù nề sau chấn thương.
Những ảnh hưởng khi bị gãy xương
Gãy xương có thể do tai nạn hoặc do ngoại lực tác động, nó không phải là bệnh lý xương khớp nên tùy vào mức độ xương bị gãy mà có thể ảnh hưởng tới cơ thể người bệnh.
Người bị gãy xương sẽ bị thay đổi xương và các phần mềm xung quanh. Các cục máu đông hình thành sẽ gây tắc nghẽn các mạch máu nhỏ làm thay đổi cấu trúc mạch máu, tủy xương…
Gãy xương còn gây ra một số ảnh hưởng như:
- Người bệnh có thể bị sốc do đau và mất máu
- Vã mồ hôi lạnh, da xanh tái
- Đau và mất máu nhiều, người bệnh có thể bị choáng váng và ngất xỉu.
- Xương gãy chèn ép làm tổn thương mạch máu.
- Nếu gãy xương ảnh hưởng tới phổi, thận hoặc não…có thể gây tắc động mạch chủ
- Khó bắt được mạch và chẩn đoán mạch cho người bệnh.
Dấu hiệu nhận biết quá trình liền xương sau bó bột
Dấu hiệu của quá trình liền xương nguyên phát
Quá trình liền xương nguyên phát còn được gọi là liền xương trực tiếp hay là lấp khoảng trống. Đây là hiện tượng vỏ xương cứng của người bệnh được cấu tạo lại liên tục. Giai đoạn này người bệnh cần được kết hợp xương và cố định vững chắc phần xương gãy.
Khi khu vực 2 đầu xương gãy hình thành các mạch máu nhỏ, các tế bào trung mô xuất hiện và biệt hóa tạo cốt bào chính là dấu hiệu liền xương nguyên phát. Đồng thời, hiện tượng tiêu xương sinh lý sẽ xuất hiện tại vị trí đầu các xương bị gãy, sau đókhoảng trống giữa 2 đầu xương bị gãy dần hình thành cầu xương trực tiếp.
Quá trình và dấu hiệu nhận biết liền xương thứ phát
Liền xương thứ phát còn đươc gọi là liền xương gián tiếp. Quá trình này khác hoàn toàn so với liền xương nguyên phát, bởi giai đoạn này liên quan chặt chẽ tới vai trò của màng xương.
Trong quá trình liền xương thứ phát, các dấu hiệu xương đang lành được thể hiện khi màng xương trở thành nguồn cung cấp máu chính cho ổ gãy bởi ổ gãy của tủy xương bị gián đoạn. Sự hoạt hóa nhanh chóng của các tế bào ở màng xương sẽ hình thành nên các cấu trúc xương. Quá trình này tương tự như tình trạng canxi hóa trong màng xương và nội tủyhình thành cấu trúc xương. Đồng thời, cấu trúc can xương cứng được tạo nên bởi sự canxi hóa của màng xương quanh ổ, khi kích thước của cấu trúc này tăng dần tại vị trí gãy, xương mới sẽ được hình thành.
Thông thường, các kiểu gãy xương đều trải qua cả 2 kiểu liền xương nguyên phát và thứ phát. Tuy nhiên, mỗi trường hợp xương gãy thì mỗi kiểu liền xương sẽ có ưu thế riêng. Quá trình liền xương diễn ra nhanh hay chậm sẽ tùy thuộc vào mức độ tổn thương, tuổi tác của người bệnh. Ngoài ra, để quá trình liền xương diễn ra hiệu quả, người bệnh cần tuân thủ tốt chỉ định của bác sĩ về chế độ dinh dưỡng cũng như các hoạt động hàng ngày.
Một số lưu ý cần thiết sau khi bó bột chữa gãy xương
- Nên kê cao vị trí bó bột để tránh phù nề.
- Cần thực hiện gồng cơ trong bột thường xuyên và đúng cách để tránh cơ teo, rối loạn dinh dưỡng dẫn tới xương chậm lành.
- Không để cơ thể bất động, tránh bị cứng khớp, vận động sẽ giúp lưu thông máu.
- Luôn chú ý giữ bột khô và cẩn thận khi vệ sinh, tắm rửa tránh bột bị dính nước sẽ gây mùi hôi và hỏng bột
- Không dùng vật, que chọc vào gãi khi bị ngứa dễ gây nhiễm trùng da.
- Thăm khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ
Một số phương pháp hỗ trợ xương nhanh liền
Hãy tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ, thăm khám thường xuyên trong quá trình bó bột để biết được quá trình liền xương đang diễn ra có thuận lợi không.
Ngoài ra, người bệnh cũng cần áp dụng một số phương pháp hỗ trợ khác như:
- Tăng cường hấp thu khoáng chất
- Bổ sung chất chống viêm
- Tăng cường bổ sung protein để giảm các biến chứng, giảm thiểu nguy cơ mất xương để xương mau lành.
- Xây dựng chế độ ăn hàng ngày với thực phẩm giàu canxi
- Tăng cường hấp thụ calo
- Thường xuyên tập luyện giúp cơ thể giúp tăng cường phục hồi gãy xương
- Dùng tinh dầu massage hàng ngày sẽ giúp cải thiện tuần hoàn đồng thời giúp các mô tế bào thần kinh phục hồi.
- Sử dụng phương pháp châm cứu sẽ giúp hỗ trợ các cơ quan bên trong, tăng nhanh khả năng phục hồi xương bị tổn thương.
- Nhiệt nóng trên các ghế massage hiện đại có thể giúp tăng tuần cường hoàn máu, đảm bảo cung cấp oxy và chất dinh dưỡng tới các xương. Tuy nhiên trên ghế massage toàn thân còn có nhiều tính năng khác như con lăn, túi khí, rung massage có thể ảnh hưởng tới xương khớp, vì thế các bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trước khi sử dụng.
Khi các cơ xương khớp bị tổn thương, đặc biệt là gãy xương cần được bó bột để điều trị. Phương pháp bó bột là để người bệnh bất động vị trí tổn thương cho tới khi lành vết thương. Thời gian lành vết thương sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố và tùy vào trường hợp của từng người bệnh!