Người bệnh sau phẫu thuật mổ tim nếu có chế độ ăn uống hợp lý và kiểm soát trọng lượng cơ thể tốt sẽ có thể làm giảm các nguy cơ tim mạch, đồng thời giúp ngăn ngừa bệnh tái phát và tránh được phải phẫu thuật tim trong tương lai.
Chăm sóc người bệnh sau mổ tim
Chăm sóc người bệnh sau mổ tim đúng cách là vô cùng quan trọng giúp phát hiện và điều trị sớm những biến chứng có thể xảy ra. Sau mổ tim, người bệnh sẽ có khoảng 80% tỉ lệ thành công, còn lại 20% là do được chăm sóc và luyện tập sau mổ.
* Sau mổ, người bệnh cần được theo dõi tình trạng bệnh dựa trên một số yếu tố như:
- Mức độ của can thiệp phẫu thuật và tình trạng người bệnh trước mổ
- Theo dõi nguy cơ có thể xảy ra các biến chứng như: Cung lượng tim thấp, khả năng bị nhiễm khuẩn, mắc bệnh lý về phổi, suy thận, biến chứng thần kinh...
- Theo dõi tùy thuộc vào độ tuổi của người bệnh: Trường hợp bệnh nhân dưới 1 tuổi hoặc trên 80 tuổi sẽ cần phải theo dõi thường xuyên ngay sau phẫu thuật tim cho tới hai ngày sau đó.
- Sau mổ, để hạn chế tình trạng nhiễm trùng, giúp vết mổ mau lành cần hạn chế người vào thăm.
- Sau thời gian được theo dõi, khi người bệnh có tình trạng huyết áp và mạch ổn định, tự thở được và có thể ăn bằng đường miệng sẽ được chuyển qua phòng hậu phẫu, lúc này người bệnh cần chủ động đi lại nhẹ nhàng để sức khỏe sớm hồi phục.
* Lưu ý: Sau mổ tim, người bệnh cần tới viện để tái khám ngay khi có các triệu chứng:
- Bị sốt > 38,5 độ C.
- Xuất hiện cơn đau thắt ngực, hoặc giống như đau thắt ngực mà người bệnh có thể đã bị trước khi mổ.
- Quanh mắt cá chân bị phù.
- Tình trạng tăng cân nhanh.
- Vết khâu chảy dịch màu đỏ hoặc giống như mủ.
- Vết mổ xuất hiện những bất thường như: bị đỏ, sưng phù, đau, hở hoặc toác vết khâu.
- Người bệnh có dấu hiệu nhịp tim và mạch nhanh, không đều.
- Cơ thể xuất hiện các vết thâm tím, bầm giập không rõ lý do.
- Người bệnh bị đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, choáng váng.
- Bị ngất, hoặc đau đầu dữ dội.
- Có máu trong nước tiểu hoặc phân đen.
- Người bệnh bị chảy máu chân răng…
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh sau mổ tim
Ngay khi người bệnh nằm viện đã được đánh giá tình trạng bệnh và chức năng tiêu hóa để bắt đầu nuôi ăn đường miệng sớm nhất. Dinh dưỡng cung cấp cho người bệnh có thể theo nguyên tắc từ thức uống lỏng như nước cháo, nước trái cây… đến dạng thức ăn mềm như cháo hoặc súp, sữa rồi đến thức ăn đặc với lượng thức ăn từ ít đến nhiều.
Khi người bệnh ở giai đoạn hồi phục cần được cung cấp đủ nhu cầu năng lượngđể đảm bảo cho quá trình hồi phục sau phẫu thuật và giảm thiểu các nguy cơ tim mạch.
* Mỗi ngày cần đưa vào cơ thể người bệnh:
- Chất đạm chiếm từ 12-14% tổng năng lượng.
- Chất xơ là khoảng 20-25g.
- Cung cấp dồi dào nguồn vitamin và khoáng chất.
- Tăng cường chất béo không bão hòa một nối đôi và nhiều nối đôi như omega 3, EPA,..
* Nên hạn chế:
- Lượng chất béo chỉ nên chiếm từ 15-20% tổng năng lượng;
- Cholesterol < 200mgvà lượng chất béo bão hòa < 8% tổng năng lượng.
Thực phẩm nên sử dụng/Hạn chế sử dụng
Tăng cường sử dụng
- Người bệnh sau mổ tim cần sử dụng nhiều thực phẩm giàu đạm từ nguồn động vật như: các loại thịt nạc từ lợn, gà, cá… và từ nguồn thực vật như đậu, hạt, nấm, tảo,...
- Nên ăn các loại thực phẩm giàu omega-3 có trong cá hồi, cá ngừ, cá thu, tảo,...
- Ăn những loại thực phẩm giàu chất xơ, phytosterols có trong rau củ quả, đậu và ngũ cốc nguyên hạt,...
Hạn chế sử dụng
- Hạn chế lượng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày: người bệnh không ăn quá 2g muối mỗi ngày. Lưu ý thức ăn nên nêm nhạt và không chấm thêm nước mắm, nước tương hoặc muối khi ăn.
- Hạn chế ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn như: Thức ăn đóng hộp, thịt cá xông khói, lạp xưởng, xúc xích, giò chả, tương, các loại sốt,...
- Tránh ăn các loại hải sản khô như: cá khô, tôm khô, mực khô...
- Thực phẩm muối chua: Cà muối, dưa muối,...
- Hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, cholesterol có trong mỡ động vật, thịt đỏ, óc, tim, gan, cật, trứng, tôm cua,...
- Không nên ăn thức ăn nhanh, thức ăn chiên, xào, rán, đồ ngọt, bơ, sữa toàn phần.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như: cà phê, rượu, bia và thực phẩm có ga.
Người bệnh sau mổ tim cần lưu ý
Người bệnh cần kiểm soát cân nặng sau mổ. Hãy theo dõi tình trạng cân nặng hàng ngày vào thời điểm nhất định chẳng hạn vào buổi sáng hoặc sau khi đi vệ sinh. Nếu phát hiện tình trạng cân nặng thay đổi quá nhanh cần thông báo cho bác sĩ điều trị.
Trường hợp người bệnh bị thừa cân, béo phì cần phải đặt mục tiêu giảm cân. Kiểm soátchặt chẽ lượng mỡ trong cơ thểvà các rối loạn chuyển hóa đi kèm như: rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, đái tháo đường,...
Như vậy, người bệnh sau phẫu thuật tim cần được đảm bảo chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt mới có thể giúp người bệnh đạt kết quả tốt hơn trước và sau khi phẫu thuật. Khi có được chế độ ăn uống cân bằng, sức khỏe người bệnh mới được cải thiện và sớm phục hồi.Kể ca sau khi ra viện, người bệnh cần thực hiện nghiêm túc chế độ dinh dưỡng thì mới đảm bảo tốt cho sức khỏe của người bệnh về lâu dài.
Trong cuộc sống hàng ngày, để phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến tim mạch các bạn cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, kết hợp với vận động thể dục thường xuyên, áp dụng liệu pháp massage hoặc sử dụng ghế massage để thư giãn tinh thần và chăm sóc sức khỏe mỗi ngày!