Tâm nhĩ là buồng trên của tim và máu sẽ đi qua đó để vào tâm thất. Trái tim con người có 2 tâm nhĩ, tâm nhĩ trái nhận máu từ tuần hoàn phổi còn tâm nhĩ phải nhận máu từ tuần hoàn tĩnh mạch. Tâm nhĩ có chức năng nhận máu trong thì tâm thu, sau đó thực hiện bơm máu thụ động vào tâm thất trong thì đầu tâm trương và bơm máu tăng cường trong thì cuối tâm trương. Tâm nhĩ cũng có thể mắc một số bệnh lý nguy hiểm.
Ngoại tâm thu nhĩ
Ngoại tâm thu nhĩ xảy ra khi nhịp tim đến sớm hơn bình thường do tín hiệu điện bất thường được phát ra từ các vị trí khác nhau của tâm nhĩ.
Ngoại tâm thu nhĩ có thể xảy ra ở cả những người khoẻ mạnh và hầu như nó không có triệu chứng.
Tuy nhiên, những người có bệnh phổi và người cao tuổi dễ mắc ngoại tâm thu nhĩ nhất.
Ngoại tâm thu nhĩ có thể được phát hiện khi người bệnh được khám lâm sàng và đo điện tim.
Bệnh lý rung nhĩ
Rung nhĩ là một dạng rối loạn nhịp tim thường gặp, nó xảy ra khi các xung động điện học xuất phát không theo tổ chức từ các vị trí khác nhau ở tâm nhĩ khiến cho tâm nhĩ luôn ở trạng thái rung rung chứ không co bóp nhịp nhàng và đồng bộ.
Tình trạng rung nhĩ là nguyên nhân chủ yếu gây ra đột quỵ não.
- Triệu chứng của rung nhĩ bao gồm: Người bệnh có hiện tượng đánh trống ngực; Cơ thể mệt mỏi; Thường xuyên thở gấp, khó thở; Cảm thấy chóng mặt hoặc bị choáng váng; Mạch đập không đều;…
- Chẩn đoán rung nhĩ
Bắt mạch cổ tay cũng có thể phát hiện tình trạng rung nhĩkhi mạch đập không đều về tần số.
Để chẩn đoán chính xác rung nhĩ, cần tiến hành đo điện tim, theo dõi điện tim 24 giờ;
Siêu âm tim và làm các xét nghiệm khác để xác định nguyên nhân gây bệnh.
Thông liên nhĩ
Thông liên nhĩ là bệnh lý bẩm sinh, đó là tình trạng tồn tại lỗ thông ở vách phân chia 2 buồng tâm nhĩ.
- Nếu lỗ thông liên nhĩ nhỏ sẽ không gây triệu chứng cơ năng và thường được phát hiện tình cờ. Trường hợp bị lỗ thông liên nhĩ nhỏ có thể tự đóng trong những năm đầu khi trẻ lớn lên.
- Trường hợp có lỗ thông liên nhĩ lớn và kéo dài, nó có thể gây tổn thương tim và phổi.
Lỗ thông liên nhĩ ở người trưởng thành có thể không được phát hiện trong nhiều năm cho tới khi xuất hiện triệu chứng suy tim và tăng áp lực động mạch phổi.
Triệu chứng của thông liên nhĩ
Rất nhiều trường hợp khi trẻ sinh ra bị thông liên nhĩ nhưng không được phát hiện do không có bất kỳ triệu chứng nào. Đối với thông liên nhĩ ở người trường thành, triệu chứng thường xuất hiện ở độ tuổi 30, nhưng cũng có những trường hợp không có triệu chứng.
- Một số triệu chứng thường gặp của thông liên nhĩ bao gồm: Người bệnh thở gấp, nhất là khi vận động; Cơ thể luôn mệt mỏi; Xuất hiện dấu hiệu phù chân, bàn chân hoặc bụng; Cảm thấy tim đập mạnh, đánh trống ngực; Bị đột quỵ; Khi bác sĩ dùng ống nghe tim, phát hiện có tiếng thổi ngắt quãng ở tim;
- Nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng sau: Trẻ thở gấp, khó thở; Trẻ nhanh bị mệt, nhất là sau khi vận động; Trẻ có hiện tượng bị phù chân, bàn chân hoặc bụng; Tim trẻ đập nhanh, có dấu hiệu đánh trống ngực.
Hãy đưa đi khám ngay lập tức, bởi đó có thể đấy là dấu hiệu của suy tim hoặc biến chứng khác của bệnh tim bẩm sinh.
Yếu tố nguy cơ gây ra bệnh lý thông liên nhĩ
Hiện nay, vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh lý thông liên nhĩ. Tuy nhiên, một số yếu tố nguy cơ có thể gây bệnh này đó là: yếu tố gia đình và đôi khi do rối loạn về gen như là hội chứng Down.
Một số bệnh khi phụ nữ mang thai mắc phải có thể làm tăng nguy cơ sinh trẻ có bệnh tim bẩm sinh, bao gồm:
- Mẹ bị nhiễm Rubella khi mang thai: Nếu mẹ bị nhiễm rubella trong những tháng đầu của thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ thai nhi bị bệnh tim bẩm sinh.
- Mẹ sử dụng hoặc tiếp xúc với ma túy, hút thuốc lá và uống nhiều rượu trong thời kỳ mang thai.
- Mẹ bị bệnh đái tháo đường hoặc bệnh lupus.
- Do thừa cân, béo phì: Nếu mẹ bị thừa cân quá mức khi mang thai sẽ có thể làm tăng nguy cơ sinh trẻ bị bệnh tim bẩm sinh.
Phòng tránh các bệnh lý ở tâm nhĩ
Riêng bệnh thông liên nhĩ thì đa số trường hợp là không thể phòng tránh được. Tuy nhiên, khi có kế hoạch mang thai bạn hãy hỏi ý kiến tư vấn từ bác sĩ để có thể chuẩn bị thật tốt trước khi mang thai.
Bác sĩ sẽ chỉ định bạn xét nghiệm miễn dịch đối với Rubella. Trường hợp chưa có miễn dịch sẽ được tiêm ngừa vacxin Rubella.
Thường xuyên kiểm tra sức khỏe và lưu ý thận trọng khi sử dụng thuốc(nếu có).
Xem xét kỹ yếu tố tiền sử bệnh tật của gia đình. Trường hợp tiền sử gia đình có người mắc bệnh tim bẩm sinh hoặc các rối loạn di truyền khác, cần tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ trước khi quyết định mang thai.
Để nâng cao sức khỏe giúp phòng tránh tốt các bệnh liên quan tới tim mạch các bạn cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tập thể dục, giữ cho tâm trạng ổn định, kết hợp với liệu pháp massage. Massage giúp tuần hoàn máu tốt, thư giãn cơ thể và cải thiện tâm trạng tích cực. Các ghế massage hiện đại được trang bị chế độ không trọng lực còn giúp cho tim và cơ thể khỏe mạnh hơn!