Chứng ngừng thở khi ngủ thường xảy ra trong trường hợp có các chấn thương hoặc bệnh lý ở não và người thừa cân béo phì. Mắc chứng ngừng thở khi ngủ nếu không được điều trị kịp thời nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như tăng huyết áp, nhồi biến cơ tim, tai biến mạch máu não.
Thế nào là ngừng thở khi ngủ ?
Ngừng thở khi ngủ xảy ra khi người bệnh có những cơn ngừng thở ngắn khoảng trên 10 giây trong lúc ngủ.
Có 2 loại ngừng thở khi ngủ, đó là:Ngừng thở khi ngủ tắc nghẽn; Ngừng thở khi ngủ trung ương.
- Chứng ngừng thở khi ngủ tắc nghẽn là triệu chứng đường hô hấp trên của người bệnh bị hẹp hoặc tắc, từ đó gây ngừng thở trong khi ngủ. Đây là chứng bệnh thường gặp nhất ở những người thừa cân và béo phì.
- Ngừng thở khi ngủ trung ương xảy ra khi não không gửi các tín hiệu điều khiển hệ thống cơ hô hấp để duy trì nhịp thở đều đặn khi ngủ. Chứng ngừng thở này thường xảy ra ở bệnh nhân bị chấn thương hoặc có bệnh lý trên não.
Ngừng thở khi ngủ thường xảy ra ở người thừa cân béo phì
Khi chúng ta ngủ, phần cơ vùng hầu họng sẽ được nghỉ ngơi, thời gian này lưỡi và các mô mềm vùng hầu họng giãn ra gây nghẽn một phần hoặc hoàn toàn đường thở. Đối với những người thừa cân béo phì sẽ có lượng mỡ bám nhiều xung quanh khu vực đường hô hấp trên làm hẹp đường thở. Chính nguyên nhân này đã góp phần chèn ép đường thở khi ngủ. Ngoài ra, người béo phì có lượng mỡ tập trung tại vùng ngực và vùng bụng đã làm giảm dung tích phổi, đồng thời làm tăng nhu cầu oxy.
Theo số liệu của một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người có mức cân nặng tăng 10% sẽ có nguy cơ mắc ngừng thở khi ngủ tăng gấp 6 lần.
Nam giới có chỉ số BMI trong mức 25 – 30 sẽ có nguy cơ tăng ngừng thở khi ngủ 21%. Mức độ này sẽ tăng lên 63% ở nhóm BMI > 30.
Đối với phụ nữ , ngừng thở khi ngủ tăng 9% ở nhóm thừa cân và lên tới 22% ở nhóm béo phì.
Dấu hiệu nhận biết chứng ngừng thở khi ngủ
Ngừng thở khi ngủ có biểu hiện lâm sàng không rõ ràng nên nó thường bị bỏ qua. Tuy nhiên, có một số biểu hiện thường gặp đó là ngáy to, buồn ngủ vào ban ngày và cơ thể luôn mệt mỏi.
Một số biểu hiện khác của ngưng thở khi ngủ như:
- Người bệnh thường xuyên bị đau đầu, khô miệng hoặc đau họng;
- Thường xuyên thức giấc nhiều lần đi tiểu đêm, ngủ không ngon giấc;
- Bị đánh thức bởi các cơn ho sặc hoặc thở hổn hển;
- Bị mất tập trung và hay quên.
Mức độ nguy hiểm khi bị ngừng thở khi ngủ
Vấn đề đầu tiên của chứng ngừng thở khi ngủ gây ra đó là ngủ không ngon giấc khiến người bệnh mệt mỏi, thiếu tỉnh táo khi làm việc.
Cảm giác buồn ngủ khiến người bệnh rất dễ gặp phải tai nạn giao thông khi đang lái xe.
Tăng nguy cơ bị bện huyết áp cao, nguy hiểm hơn có thể bị nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.
Điều trị bệnh thừa cân béo phì
Khi điều trị bệnh béo phì đòi hỏi người bệnh phải kiên trì trong quá trình lâu dài và tuân thủ chế độ ăn uống cũng như chế độ tập luyện và sử dụng thuốc điều trị hoặc phẫu thuật .
Thực hiện chế độ ăn uống khoa học
- Hạn chế hoặc nên tránh các loại thực phẩm như: Hạn chế ăn thức ăn có nhiều chất béo, thịt mỡ, trứng, hải sản…; Không nên ăn các loại thức ăn nhanh; Hạn chế uốngrượu bia, nước giải khát; Không hút thuốc lá.
- Nên ăn các loại thực phẩm như: Ăn nhiều rau, quả; Thực hiện chế độ ăn kiêng khoa học bằng cách ăn thức ăn ít calo hơn hoặc tăng tiêu thụ calo.
Sử dụng thuốc điều trị
Trên thị trường hiện nay có bán rất nhiều loại thuốc điều trị giảm cân, tuy nhiên để đảm bảo sức khỏe của mình thì người bệnh béo phì nên hỏi ý kiến tư vấn hoặc uống thuốc theo chỉ định từ bác sĩ.
Bên cạnh đó nên sử dụng thuốc giảm cân kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, đủ chất.
Tăng cường chế độ tập luyện
Người bệnh béo phì cần thực hiện thói quen sinh hoạt khoa học là yếu tố quan trọng hàng đầu cho việc giảm cân.
Tăng cường tiêu thụ năng lượng cơ thể bằng cách chơi các môn thể thao.
Thường xuyên đi bộ mỗi ngày sẽ đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể, tiêu hao năng lượng giúp giảm cân và tốt cho sức khoẻ.
Phẫu thuật trong điều trị bệnh thừa cân béo phì
Phẫu thuật là thủ thuật được áp dụng trong điều trị bệnh béo phì. Tuy nhiên, cách này chỉ nên sử dụng khi đã áp dụng các biện pháp kể trên nhưng thất bại. Bởi vì, phẫu thuật có thể để lại hậu quả nặng nề về mặt tâm, sinh lý cho người bệnh. Do Nếu quyết định thực hiện phẫu thuật, người bệnh cần chuẩn bị cho mình tâm lý cũng như thể trạng thật tốt. Ngoài ra, cần lưu ý lựa chọn cơ sở phẫu thuật uy tín và phương pháp điều trị tiên tiến nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra.
Để cải thiện chất lượng giấc ngủ các bạn có thể áp dung liệu pháp massage. Massage cũng như sử dụng ghế massage giúp cơ thể thư giãn, tâm trạng được thoải mái hơn, dễ dàng đi vào giấc ngủ, ngủ sâu giấc !