Cây đinh lăng có chiều cao trung bình khoảng 80 - 100cm, trong dân gian còn gọi là cây Gỏi cá, hay Nam dương sâm. Đây là loại cây nhỏ, thân nhẵn, có sức sống rất mãnh liệt, mọc nhiều trong tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía bắc, nơi khí hậu mát mẻ như Yên Bái, Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang...
Ở nhiều vùng nông thôn cây đinh lăng sử dụng để làm hàng rào, làm cảnh, phần sử dụng chủ yếu là lá, được dùng làm gia vị trong nhiều món ăn (nem chua, gỏi cá). Trong những năm gần đây, các nghiên cứu chuyên sâu cho thấy cây đinh lăng có giá trị dược liệu cao, đặc biệt là ở vỏ rễ, nên loại cây này thay vì mọc hoang đã được trồng thành vườn, thậm chí với qui mô trang trại. Rễ cây được đào lên rửa sạch, phơi khô, dùng ngâm rượu và bào chế thuốc.
Đinh lăng có 30 loại khác nhau, bao gồm: Đinh lăng lá to, lá kim, lá ráng, lá tròn, lá răng, đinh lăng viền bạc... Nhưng phổ biến nhất vẫn là đinh lăng lá nhỏ, hay còn gọi là đinh lăng lá nếp với các công dụng làm rau gia vị và thuốc. Trong nội dung dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về công dụng của cây đinh lăng đối đối với sức khỏe cũng như cách sử dụng loại cây thuốc này một cách hiệu quả nhé.
Cây đinh lăng
Công dụng của cây đinh lăng
Y học cổ truyền ghi nhận cây đinh lăng có cùng họ với sâm, trong cây có một số thành phần tương tự như sâm. Rễ đinh lăng vị ngọt, tính mát & hơi đắng có tác dụng tăng cường sự dẻo dai cũng như sức đề kháng cho cơ thể, bồi bổ khí huyết, giảm mệt mỏi, giúp ngủ ngon, ăn tốt hơn. Lá cây có vị đắng, tính mát, có công dụng giải độc khi bị ngộ độc thực phẩm, giảm dị ứng, hỗ trợ điều trị kiết lị và ho ra máu.
Y học hiện đại chỉ ra trong thành phần của cây đinh lăng chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe: Các alcaloit, axit amin, B1, flavonoit, glucozit... Có tác dụng chống viêm, kháng độc, kháng khuẩn, tăng cường chức năng cho hệ tiêu hóa, hỗ trợ điều trị tê thấp, đau lưng, đau thần kinh tọa.
Trị tắc sữa: Các bạn chuẩn bị 30 gr rễ đinh lăng khô + 1 mẩu gừng tươi. Đem rễ đinh lăng rửa sạch, gừng đập dập. Dùng 2 nguyên liệu trên sắc với 500 ml nước cho đến khi cạn còn 1/2 thì dừng, chia làm 2, uống trong ngày.
Trị mề đay, dị ứng: Sử dụng lá đinh lăng tươi hoặc khô, đem sắc với nước, dùng thay nước lọc trong ngày. Sau 1 tuần sẽ có hiệu quả.
Trị hen suyễn: Dùng 10 gr rễ đinh lăng + 10 gr bách bộ + 10 gr đậu săn + 10 gr rễ dâu ta + 10 gr nghệ vàng + 10 gr rau cúc tần + 8 gr củ xương bồ + 6 gr gừng khô là một thang. Sắc với nước rồi chia làm 2 lần, uống trong ngày.
Trị phong thấp: 15 gr rễ đinh lăng + 10 gr cây cối xay + 10 gr hà thủ ô + 10 gr cây huyết rồng + 10 gr cây cỏ xước + 10 gr thiên niên kiện + 6 gr quế chi là một thang. Sắc với nước rồi chia làm 2 lần, uống trong ngày.
Trị ho khan do phế nhiệt: Các bạn sử dụng rễ đinh lăng + rau má + xa tiền thảo + lá sương xông, mỗi vị 20 gr; Kết hợp với mạch môn + tía tô + cam thảo, 16 gr mỗi loại; Cát cánh + trần bì + đại táo 12 gr mỗi vị. Tất cả các vị và liều lượng như trên là 1 thang, sắc với nước rồi chia làm 2 lần, uống trong ngày.
Đinh lăng giúp lợi tiểu: 10 gr lá đinh lăng + 10 gr xa tiền thảo + 10 gr kim tiền thảo + 10 gr liên tiền thảo, đem nấu với nước, uống thay nước lọc hàng ngày.
Trị đau thận: 40 gr lá đinh lăng + 40 gr cây xấu hổ + 40 gr rau ngổ, đem nấu thành nước, uống thay nước lọc mỗi ngày có thể giảm được tình trạng đau ở thận.
Trị mất ngủ: 20 gr lá đinh lăng + 20 gr tang diệp + 16 gr lá vông + 16 gr liên nhục + 12 gr tâm sen. Các vị và liều lượng như như vậy là 1 thang, đem sắc với nước rồi chia uống làm 2 lần trong ngày.
Để dễ ngủ và ngủ ngon giấc hơn các bạn cũng có thể kết hợp sử dụng phương pháp massage. Các bài xoa bóp nhẹ nhàng với đôi bàn tay hay sử dụng ghế massage toàn thân sẽ giúp giảm căng thẳng, thư giãn toàn thân, giúp bạn dễ ngủ và ngủ yên giấc hơn.
Tác dụng của cây đinh lăng trong đông y
Công dụng của cây đinh lăng với người bệnh xương khớp
Đinh lăng có rất nhiều công dụng trong y học nhưng đáng kể nhất vẫn là hỗ trợ điều trị các bệnh do tuổi già, có thể kể đến sưng đau cơ khớp, tê khớp, mỏi gối, bệnh gút, đau nhức lưng, tê nhức chân tay, phong thấp.
Đinh lăng giúp mau lành vết thương, trị sưng đau cơ khớp: Khi bị các chấn thương do va chạm, vận động, thể dục thể thao... Các bạn có thể lấy lá đinh lăng tươi đem giã nhuyễn rồi đắp lên vết thương, tại vị trí sưng đau. Dân gian cũng để lại 1 mẹo giúp cầm máu là nhai lá đinh lăng, đắp vào chỗ bị chảy máy rồi dùng vải sạch buộc lại.
Đinh lăng trị tê khớp, chứng đau lưng mỏi gối, và bệnh gút: Sử dụng 20 - 30 gr cành của cây đinh lăng sắc lấy nước uống. Các bạn cũng có thể thêm các thảo dược khác như cúc tần, dây cam thảo, rễ của cây xấu hổ để phát huy tối đa tính năng của dược liệu. Và cũng như hầu hết các bệnh xương khớp khác, sử dụng thuốc uống kết hợp liệu pháp massage, ghế massage toàn thân sẽ cho hiệu quả tối ưu.
Trị phong thấp, tê nhức ở chân tay, đau nhức lưng và gối: Các bạn dùng 20 - 30 gr cành của cây đinh lăng, cho vào 600 ml, sắc đến khi nước cạn còn 1/2, chia làm 3 lần để uống trong ngày. Ngoài sử dụng đinh lăng các bạn cũng có thể kết hợp với các thảo dược khác, bao gồm: 10gr cúc tần, 10gr lá lốt, 10gr rễ cây xấu hổ, 10gr bưởi bung, cũng đem sắc với lượng nước và cách như trên; Hoặc kèm massage vật lý trị liệu.
Lưu ý khi sử dụng các bài thuốc từ cây đinh lăng
Nhiều người truyền tai nhau đinh lăng để càng lâu thì củ càng to, củ như vậy tốt hơn nhân sâm, và chữa bệnh càng công hiệu. Không ít người vì thế cố gắng trồng củ đinh lăng thật to, tới 20 - 30 năm sau đó đem ngâm rượu uống. Trên thực tế điều này không có cơ sở khoa học!
Nhâm sâm tốt nhất là ở năm thứ 7, càng để lâu thì củ càng bị xơ hóa, dược tính càng giảm. Đinh lăng thu hoạch tốt nhất là ở năm thứ 4 hoặc thứ 5. Càng để lâu thì củ càng to nhưng đó là phần gỗ chứ thực tế phần tốt nhất của đinh lăng lại là vỏ. Các thầy thuốc Đông y khi sử dụng đinh lăng thường chỉ lấy phần vỏ, rửa sạch, phơi khô, sao vàng, nghiền thành bột rồi mới đem ngâm rượu hoặc làm thuốc. Có thể nói 1 củ đinh lăng 20kg, 20 năm tuổi cũng không tốt bằng 20 kg củ, rễ đinh lăng được thu hoạch đúng niên hạn!
Ngoài ra không phải ai sử dụng đinh lăng cũng tốt. Trong thành phần của cây có chứa saponin - một chất mà nếu dung nạp quá nhiều vào cơ thể có thể khiến tăng, thậm chí rối loạn nhịp tim. Chất ancaloit nếu dùng quá nhiều có thể bị hoa mắt, chóng mặt. Flavonoid không tốt với người bị suy giảm chức năng gan, dùng nhiều khiến cơ thể xanh xao.
Vì vậy, khi sử dụng đinh lăng các bạn nếu thấy có những dấu hiệu bất thường thì nên tạm dừng, điều chỉnh lại liều lượng. Hoặc cẩn thận hơn, các bạn nên khám tại các bệnh viện để biết chính xác mình có bệnh gì, tình trạng bệnh, phương pháp điều trị cụ thể, có thể sử dụng các bài thuốc từ đinh lăng như thế nào... Không nên tự ý sử dụng đinh lăng như một bài thuốc mà không có chỉ dẫn của bác sĩ.
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ với các bạn về Công dụng của cây đinh lăng đối với sức khỏe cũng như các bệnh lý về xương khớp. Nếu các bạn còn câu hỏi hay thắc mắc nào về công dụng của cây đinh lăng, liệu pháp massage, massage trị liệu với các bệnh xương khớp... Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể.