Đau gót chân, nguyên nhân và cách phòng tránh

Gót chân tuy nhỏ nhưng lại phải chịu toàn bộ trọng lượng của cơ thể. Đau gót chân là 1 triệu chứng rất phổ biến, có thể bắt gặp ở nhiều lứa tuổi, nhất là ở những người từ trung niên trở lên. Một số người bị đau ở gót chân khi nằm, hoặc khi đứng dậy, đi lại; Trong khi một số người khác lại có cảm giác đau buốt khi đứng hoặc ngồi lâu một chỗ.

Đau gót chân thường xuất hiện với 1 cơn đau nhẹ, sau đó có thể tăng dần về cường độ cũng như mức độ đau đớn nếu không được điều trị kịp thời. Thậm chí còn có thể lan sang mắt các chân và nhiều khu vực khác. Trong nội dung dưới đây ghế matxa Okasa sẽ chia sẻ với các bạn một số điều cần biết về Đau gót chân và cách phòng tránh nhé.

Nguyên nhân gây đau gót chân

Đau gót chân, nguyên nhân và cách phòng tránh

Lưu thông máu kém

Đây là một nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng đau đớn ở gót chân. Nó thường bắt nguồn từ một tổn thương cũ xảy ra ở nửa dưới cơ thể, từ thắt lưng, đùi, chân... Do không được điều trị kịp thời và hiệu quả dễ gây cản trở lưu thông máu, nhất là máu xuống chân, dây đau và nhức mỏi ở gót chân.

Cơn đau sẽ tăng dần khi bạn đứng dậy sau khi ngồi hoặc nằm xuống sau khi vừa đứng quá lâu. Trường hợp nặng hơn, cơn đau sẽ xuất hiện ở nhiều vị trí khác chứ không phải chỉ ở gót chân.

Yếu thận

Theo y học cổ truyền của phương Đông, gót chân có mối liên hệ với thận. Thậm chí lưu thông từ thận còn tỏa xuống chân, cung cấp chất dinh dưỡng để nuôi xương. Khi thận không còn khỏe mạnh, năng lượng và chất dinh dưỡng không được cung cấp đủ tới chân, dẫn tới hiệu quả là bàn chân và gót bị đau. Cơn đau do nguyên nhân này sẽ tăng dần nếu bạn đứng hoặc đi bộ lâu, đồng thời có xu hướng giảm dần nếu bạn để cho chân và cơ thể được nghỉ ngơi.

Gai xương gót

Gai xương gót chính là hậu quả của viêm cân gan chân kéo dài mà không được điều trị dẫn tới mọc xương tân tạo tại gót chân. Tuy nhiên không phải mọi gai xương gót đều gây đau và ngược lại không có gai cũng có thể rất đau.

Hội chứng đường hầm cổ chân

Do dây thần kinh chày sau bị chèn ép dẫn đến đau hay rối loạn, cảm giác giống như tê rát, căng chặt bàn chân hay gót chân. Chèn ép có thể là do gãy xương sau khi chấn thương, hạch, khối u.

Viêm gân gót

Nguyên nhân này thường gặp ở những vận động viên thể thao, người thường xuyên vận động, nhất là cầu thủ bóng đá, điền kinh, bóng chày, bóng chuyền, bóng rổ, tennis... Do vận động ở cường độ cao, gân gót bị căng kéo quá mức, hoạt động quá tải, chấn thương lặp đi lặp lại nhiều lần mà không được xử lý phù hợp khiến cho gân gót mất dần tính mềm dẻo, thoái hóa dần, thậm chí viêm, đứt gân.

Người bệnh dễ dàng nhận thấy gân gót sưng rõ rệt, đôi khi nóng đỏ, sờ thấy cục, ấn vào rất đau, hoặc chỉ đơn giản là thực hiện động tác co duỗi bàn chân thì cũng đau.

Viêm cân gan chân

Cân gan chân chạy dài từ phía dưới các gót chân cho đến tận cùng phía dưới của gót chân. Trong quá trình sinh hoạt và làm việc trọng lượng dồn nhiều lên gan chân ban đầu chỉ gây kích thích cơ học, nhưng về lâu dài sẽ dẫn đến viêm. 

Cân gan chân bị căng kéo quá mức trong thời gian dài gây viêm, rách ở vị trí bám vào xương gót, lâu dài tạo thành gai xương gót.

Suy tĩnh mạch chi dưới

Biến chứng của suy tĩnh mạch chi dưới có thể gây viêm tắc nghiêm trọng ở gót chân. Ngoài việc gây ra đau nhức gót còn kéo theo đau bắp chân, đau đầu gối. Đồng thời khi bị viêm tắc, sự tắc nghẽn sẽ khiến cho áp lực xương gót gây ra tình trạng căng tức, khó chịu ở người bệnh.

Các nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân kể trên thì đau gót chân còn có thể do các chấn thương tại gan bàn chân do chúng ta đi trên nền cứng nhấp nhô, giẫm phải sỏi đá, từ đó làm tổn thương lên mô đệm ở gan bàn chân. Trường hợp này chỉ cần chịu khó nghỉ ngơi vài ngày là đỡ.

Phòng ngừa đau gót chân

Qua phân tích ở trên cơ thể nhận thấy có nhiều nguyên nhân khiến cho đau gót chân. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, để phòng ngừa bị đau gót chân các bạn cần lưu ý một số điểm sau

- Tránh béo phì: Việc giữ trọng lượng cơ thể vừa phải có thể giúp các bạn phòng tránh được nhiều bệnh nguy hiểm, nhất là các bệnh có liên quan đến tim mạch. Thừa cân cũng tạo áp lực không nhỏ lên chân và hệ cơ xương khớp khiến cho bị đau.

- Khi chơi bất kì môn thể thao nào cũng nên khởi động thật kĩ, để cơ thể có thời gian làm quen với vận động, phòng ngừa nguy cơ bị chấn thương.

- Chơi các môn thể thao và vận động nhẹ nhàng để cải thiện lưu thông mấu, nhất là lưu thông máu xuống dưới chân

- Điều trị dứt điểm các vết thương cũ, nhất là các vết thương ở nửa dưới của cơ thể.

- Chị em phụ nữ nên hạn chế đi giày cao gót.

- Tập thói quen ngâm và massage chân hàng ngày để giúp cho máu lưu thông tốt hơn. Bên cạnh việc tự massage các bạn cũng có thể sử dụng các loại ghế massage chân, máy massage tư động, ghế massage hồng ngoại... có chức năng massage chân chuyên sâu để đơn giản hóa việc massage.

- Khi có những triệu chứng của đâu gót chân các bạn nên nhanh chóng tới khám tại các cơ sở y tế để được xác định tình trạng bệnh, nguyên nhân cũng như phương pháp điều trị phù hợp.

Trên đây là một só chia sẻ về Đau gót chân và cách phòng tránh. Nếu các bạn còn câu hỏi hay thắc mắc nào liên quan đến Đau gót chân, massage trị liệu, ghế massage, máy massage tự động, ghế massage toàn thân, ghế massage hồng ngoại... Hãy liên hệ với Okasa để được tư vấn cụ thể.

Mua 1 tặng 3
Để lại thông tin để nhận ngay ưu đãi lên tới 50%
Lưu ý : ưu đãi áp dụng tuỳ từng mẫu ghế
Bài viết liên quan

Massage và những cách đối phó với chứng ...

Loãng xương là hiện tượng xương bị mất dần can xi, khiến cho xốp, yếu và dễ bị tổn thương, giòn và gãy. Nhiều người chủ ...

Bí quyết massage chăm sóc tóc đẹp mỗi ngày

Cái răng cái tóc là gốc con người! Ông cha ta xưa đã đề cao tầm quan trọng của việc chăm sóc vẻ đẹp ngoại hình, bên ...

Massage và những điều bạn nên áp dụng để làm ...

Trong đời sống hiện đại, áp lực công việc và thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh khiến cho nhiều người thường xuyên mệt ...

Bí quyết massage trẻ hóa làn da với cà chua

Lão hóa da luôn là vấn đề khiến nhiều chị em phụ nữ lo lắng, trở nên tự ti. Nhưng các bạn cũng đừng quá băn khoăn, bởi ...
Chính sách
Chính sách trả góp Mua trả góp qua thẻ tín dụng ngân hàng, không lãi suất, không chứng minh thu nhập, không thế chấp tài sản.
Chính sách bảo hành Thời gian bảo hành ghế massage là 6 năm. Bảo hành những lỗi hỏng hóc, sự cố kỹ thuật xảy ra do lỗi của nhà sản xuất.
Chính sách đổi trả Sản phẩm lỗi do nhà sản xuất : Miễn phí đổi sản phẩm khác có giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị sản phẩm lỗi, khách hàng bù tiền chênh lệch nếu có.
Chính sách vận chuyển Miễn phí vận chuyển và lắp đặt khi mua các sản phẩm ghế massage toàn thân Okasa trên toàn quốc.
Loading...