Bệnh mạch máu ngoại biên là sự tổn thương mạch máu hoặc tắc nghẽn ảnh hưởng đến cả động mạch và tĩnh mạch.
Bệnh mạch máu ngoại biên thường gặp nhất là ảnh hưởng tới mạch máu ở các chi, nó cũng có thể gây ảnh hưởng tới động mạch cung cấp máu cho vùng đầu.
Một số bệnh mạch máu ngoại biên thường gặp như:
- Bệnh liên quan đến động mạch: Bị tắc động mạch chi; Bệnh Buerger...
- Những bệnh liên quan đến tĩnh mạch: Viêm tắc tĩnh mạch; Giãn tĩnh mạch...
Dấu hiệu bệnh lý tĩnh mạch ngoại biên
Giãn tĩnh mạch nông
- Nguyên nhân:
Hiện nay vẫn chưa xác định rõ ràng nguyên nhân gây bệnh, tuy nhiên có một số yếu tố liên quan như:
Những người có tiền sử gia đình người thân bị giãn tĩnh mạch;
Những người cao tuổi;
Trường hợp người thừa cân béo phì;
Những người có đặc tính công việc phải đứng lâu…
- Triệu chứng:
Người bệnh có dấu hiệu các tĩnh mạch nông chi dưới bị giãn to, căng, ngoằn ngoèo;
Xuất hiện một số triệu chứng rối loạn dinh dưỡng của chi dưới như: bị loét,rối loạn sắc tố da...
Người bệnh có cảm giác nặng chân, đau và tê chân, hay bị chuột rút;
Có dấu hiệu phù nhẹ quanh mắt cá, hay ngứa da vùng chân..
Triệu chứng rõ ràng khi người bệnh đứng lâu, ngồi lâu và giảm triệu chứng khi kê cao chân.
Viêm tĩnh mạch
Bao gồm viêm tĩnh mạch nông và viêm tĩnh mạch sâu.
- Tình trạng viêm tĩnh mạch nông:
Là khi tại vùng tĩnh mạch bị viêm xuất hiện dấu hiệu sưng, nóng, đỏ và đau;
Khi sờ vào thấy tĩnh mạch cứng, rất đau;
Người bệnh bị sốt và mệt mỏi.
- Viêm tĩnh tắc tĩnh mạch sâu:
Triệu chứng rõ nhất là các cơn đau;
Chân bị phù, tím, có thể kèm theo sốt và mệt mỏi;
Viêm tĩnh mạch sâu có thể hình thành huyết khối, nếu huyết khối di chuyển nó có thể gây tắc mạch, trường hợp biến chứng nguy hiểm nhất là tắc mạch phổi, thậm chí có thể khiến người bệnh tử vong.
Có thể thấy, bệnh mạch máu ngoại biên đôi khi rất khó phát hiện triệu chứng, bệnh cũng không có biểu hiện rõ ràng nhưng nó có thể gây biến chứng nặng nề. Để phòng ngừa bệnh lý suy tĩnh mạch ngoại biên các bạn không nên ngồi hoặc đứng một chỗ trong thời gian dài (Nếu do tính chất công việc (nhân viên văn phòng, người làm nghề may...) thì cũng nên vận động 5 - 10 phút); Không nên hút thuốc, và nên bỏ thuốc nếu đang hút; Thường xuyên tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh; Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh.
Trong cuộc sống hàng ngày, việc áp dụng liệu pháp massage cũng như sử dụng ghế massage sẽ giúp bạn chăm sóc sức khỏe toàn diện!