Xẹp đĩa đệm cột sống là bệnh lý phát triển âm thầm và từ từ. Ở giai đoạn đầu bệnh chưa có dấu hiệu rõ ràng, nếu có cũng chỉ là vài cơn đau âm ỉ rồi tự hết. Mức độ xẹp đĩa đệm sẽ nặng dần theo thời gian phát bệnh. Việc pháp hiện kịp thời và điều trị xẹp đĩa đệm đúng phương pháp là rất quan trọng, giúp giảm thời gian cũng như chi phí.
Xẹp đĩa đệm được nhận biết qua các dấu hiệu nào?
Có thể phát hiện sớm tình trạng xẹp đĩa đệm qua một số dấu hiệu như:
- Vùng cổ, thắt lưng xuất hiện cơn đau âm ỉ, gây khó chịu cho người bệnh khi cử động.
- Khi người bệnh thay đổi tư thế hoặc vận động mạnh, cơn đau sẽ tăng lên. Các cơn đau thường xuất hiện nhiều về đêm và gần sáng.
- Cơn đau có thể lan tới các bộ phận khác của cơ thể như đau lan xuống vai tay khi xẹp đĩa đệm cột sống cổ hay mông, hông…
Xẹp đĩa đệm có thể phá cấu trúc của đĩa đệm làm cho độ ma sát tăng cao gây khó khăn khi vận động. Chính điều này đã khiến các khớp đốt sống dần bị hẹp lại, có thể dẫn tới cột sống bị biến dạng.
Phương pháp điều trị xẹp đĩa đệm
Điều trị bằng thuốc
Bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh dùng một số loại thuốc chữa xẹp đĩa đệm cột sống như:
Thuốc giảm đau thông thường
Nhóm thuốc kháng viêm không steroid
Các loại thuốc giãn cơ
Thuốc hỗ trợ xương khớp và các loại thuốc hoạt huyết, tăng tuần hoàn và lưu thông máu…
Ngoài ra, người bệnh có thể phải sử dụng thêm nẹp lưng để nâng đỡ cơ thể, nhằm hạn chế chấn thương bên trong và giúp giảm đau.
Phương pháp vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị bảo tồn thường được sử dụng trong nhiều trường hợp bệnh và nhiều giai đoạn bệnh. Phương pháp này rất hiệu quả trong giai đoạn xẹp đĩa đệm chưa tiến triển nặng, vẫn còn có khả năng phục hồi. Những trường hợp nặng thì phương pháp điều trị tối ưu nhất chính là phẫu thuật.
Phẫu thuật điều trị xẹp đĩa đệm
Đây là biện pháp điều trị xâm lấn, được áp dụng khi: Xẹp đĩa đệm đã tiến triển nặng
Người bệnh đã được điều trị bằng thuốc, vật lý trị liệu và các phương pháp điều trị bảo tồn khác nhưng không mang lại hiệu quả.
Phẫu thuật có thể giúp cải thiện tình trạng sức khỏe của người bệnh, tuy nhiên nó vẫn có thể xảy ra biến chứng.
Phòng ngừa xẹp đĩa đệm
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và phù hợp: Bổ sung khẩu phần ăn giàu canxi, giàu vitamin và uống đủ nước mỗi ngày.
Không sử dụng các chất kích thích như: Không hút thuốc lá, không uống rượu bia, cafe,... để tránh các yếu tố nguy cơ.
Kiểm soát tốt cân nặng, tránh tình trạng thừa cân béo phì, bởi vì trọng lượng cơ thể lớn sẽ gây áp lực lên hệ xương - khớp.
Luyện tập và sinh hoạt phù hợp: Tăng cường vận động, tập thể dục thường xuyên để tăng độ dẻo dai cho xương khớp cũng như sức khỏe của toàn cơ thể.
Hạn chế các cử động đột ngột trong tư thế gập người, không nên thường xuyên mang vác đồ nặng quá sức…
Dân văn phòng cần thường xuyên đứng dậy, đi lại và vận động. Sau 1 - 2 giờ ngồi làm việc các bạn nên đứng dậy, đi lại và vận động trong khoảng thời gian 5 - 10 phút, tập các bài tập tay khong.
Liệu pháp massage cũng là một cách để giúp cơ thể được thư giãn, phòng ngừa xẹp đĩa đệm. Trên các ghế massage toàn thân được trang bị chệ độ không trọng lực, bài massage kiểu thái... có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị một số bệnh liên quan đến cột sống rất tốt. Vì thế, các bạn nên trang bị ghế massage tại nhà để sử cụng thường xuyên, khi có nhu cầu.