Tai biến mạch máu não (đột quỵ) là tình trạng bệnh lý nguy hiểm, có khẳ năng tử vong cao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bệnh còn để lại những di chứng nặng nề như méo miệng, liệt nửa người, sức khỏe suy yếu, ảnh hưởng tới khả năng lao đông và sinh hoạt của người bệnh.
Nhiều người cho rằng, tai biến mạch máu não là tình trạng bệnh chỉ xảy ra ở người cao tuổi, tuy nhiên trong thực tế thì người trẻ cũng có nguy cơ bị đột quỵ. Đột quỵ xảy ra ở người trẻ thường với nguyên nhân bị xuất huyết não và do yếu tố tăng huyết áp thúc đẩy gây nên. Đột quỵ được chia thành 2 nhóm:
- Nhóm xuất huyết não
- Nhóm vỡ mạch máu não
Trong đó, nhóm xuất huyết não, vỡ phình mạch máu não hay vỡ dị dạng chiếm khoảng 20%. Nhóm nghẽn mạch máu não chiếm đến 80%.
Nguyên nhân gây đột quỵ
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đột quỵ, tuy nhiên nguyên nhân lớn nhất là do tình trạng huyết áp cao gây ra. Một cơn tăng huyết áp cao có thể sẽ khiến người bệnh bị vỡ phình mạch máu não dẫn đến tử vong.
Ngoài ra, còn một số nguyên nhân gây ra đột quỵ như:
- Người bệnh có bệnh lý nền: bệnh đái tháo đường, béo phì, bệnh tim…
- Những người có thói quen xấu như hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia…
- Trường hợp sử dụng thuốc như: uống thuốc làm loãng máu, thuốc tránh thai hay các liệu pháp hooc môn… cũng có nguy cơ bị đột quỵ.
Triệu chứng nhận biết đột quỵ
Triệu chứng thường không rõ ràng hoặc thậm chí không có triệu chứng. Có những trường hợp, người bệnh cảm thấy đau đầu kéo dài, sụp mí mắt, bị động kinh…
Phục hồi chức năng sau tai biến cần lưu ý những gì?
- Để phục hồi chức năng sau tai biến, cần loại bỏ những yếu tố nguy cơ để ngăn ngừa tai biến tái phát: Bỏ hút thuốc, liểm soát tốt huyết áp, tránh để tăng huyết áp, bỏ thói quen ăn mặn...
- Điều trị các bệnh lý có thể trực tiếp hoặc gián tiếp gây tai biến mạch máu não như: Đái tháo đường, tăng mỡ máu...
- Phục hồi chức năng sau tai biến cần thực hiện sớm và toàn diện, tuỳ thuộc vào giai đoạn tiến triển của bệnh. Khi người bệnh ở giai đoạn cấp của bệnh thì việc chăm sóc có vai trò vô cùng quan trọng.
+ Khi tiến hành điều trị phục hồi cần tránh cho người bệnh không bị viêm phổi
+ Không nằm lâu nhằm tránh tắc mạch
+ Giữ tư thế đúng cho người bệnh để phòng tránh tình trạng cứng khớp
+ Giúp người bệnh luyện tập để tăng cường sức cơ
+ Để người bệnh có thể độc lập tối đa trong mọi sinh hoạt hàng ngày với sự hỗ trợ của dụng cụ.
- Lưu ý vị trí đặt giường bệnh trong phòng: Kê giường sao cho phía thân bị liệt của người bệnh được hướng ra giữa phòng để mọi tiếp xúc, tác động tới người bệnh đều đến từ phía bên liệt. Sở dĩ làm như vậy để khiến người bệnh có thể vận động bên đó nhiều hơn và đỡ bỏ quên nửa thân bị liệt.
- Massage trị liệu: Người bệnh nằm nhiều khí huyết lưu thông khó, một số vùng da xuất hiện vết lở loét. Nên giúp người bệnh mát xa để khắc phục các vấn đề kể trên. Trong trường hợp sử dụng ghế massage các bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về loại ghế và các bài massage có thể áp dụng!