Gãy cổ xương đùi là vấn đề rất thường gặp ở những người cao tuổi. Nếu không được điều trị đúng phương pháp và kịp thời sẽ gây ra rất nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác như: Nguy cơ bị viêm phổi, nhiễm trùng đường tiểu, lở loét... do người bệnh nằm lâu một chỗ, và tỉ lệ tử vong cao.
Hiểu về gãy cổ xương đùi
Gãy cổ xương đùi là chấn thương ở giữa chỏm và liên mấu chuyển của xương đùi, thường gặp ở người già do tuổi cao, sức yếu, đi lại bất cẩn, do bị loãng xương. Một số trường hợp khác có thể bị gãy cổ xương đùi do tai nạn lao động, tai nạn giao thông.
Để chẩn đoán tình trạng gẫy cổ xương đùi các bác sĩ sẻ hỏi về bệnh sử: Nguyên nhân chấn thương (thường là do trượt ngã), quan sát tình trạng sưng đau, biến dạng ở khớp háng, khả năng di chuyển của người bệnh.
Tiếp đó các bác sĩ sẽ tiến hành các công đoạn tham khắm ở vùng bèn, gõ dồn trục đau, đo các chi. Bệnh nhân cũng được chụp X-quang để phát hiện phát hiện gãy xương. Nếu nghi ngờ gẫy phức tạp người bệnh sẽ được chụp CT cắt lắp để chấn đoán cụ thể.
Gãy cổ xương đùi được phân theo các cấp độ khác nhau:
- Độ 1: Gãy dạng cài nhau, và các thớ xương vẫn còn thẳng.
- Độ 2: Gãy cài không di lệch, các thớ xương vẫn còn thẳng hàng.
- Độ 3: Gãy di lệch ít và thớ xương nằm ngang.
- Độ 4: Gãy di lệch nhiều, đầu xương nằm tự do ở trong ổ cối.
Điều trị gãy cổ xương đùi
Khi phát hiện người bị gãy cổ xương đùi, đầu tiên cần để người bệnh nằm bất động. Nếu người bệnh quá đau có thể cho sử dụng thuốc giảm đau.
Đối với trường hợp gãy độ 1 và 2, các bấc sĩ sẽ tiến hành điều trị bảo tồn, bó bột. Tuy nhiên, do người bệnh phải nằm yên một chỗ hàng tháng trời nên cần phải được chăm sóc kỹ. Các trường hợp gãy ở mức độ 3 và 4 sẽ thể được phẫu thuật thay khớp hoặc kết hợp xương.
Phương pháp mổ kết hợp xương
Kết hợp xương là gây tê ở tủy, nắn trên bàn chỉnh và màn hình, sử dụng đinh, nẹp vít... tùy theo trường hợp cụ thể.
Sau khi mổ người bệnh sẽ trải qua giai đoạn phục hồi chức năng với vật lý trị liệu:
- Tuần 1: Bệnh nhân ngồi và để chân xuống giường (háng gấp 90 độ, gối gấp 90 độ), đi lại nhẹ nhàng với 2 nạng.
- Tuần 2 - 8: Bệnh nhân sử dụng 2 nạng, tập chạm chân đau, tập với tầm vận động tối đa.
- Tuần 8 - 12: Tùy theo mức độ lành xương cụ thể, mức độ đau cũng như khả năng chịu đau của mỗi người để tiếp tục tập luyện, có thể cho bệnh nhân bỏ nạng.
Phương pháp thay khớp háng
Thay khớp háng gồm có 3 loại:
- Chỏm More: Phương pháp này ít sử dụng, do chỏm nhỏ, dễ trật, và dễ làm mòn ổ cối.
- Bán phần (bipolar): Đây là phương pháp hiện nay thường hay á dụng, kỹ thuật thực hiện khá đơn giản. Người bệnh có thể đứng dậy vào ngày tiếp theo.
- Toàn phần: Thường được áp dụng cho những trường hợp gãy cổ xương đùi mà có kèm theo tổn thương ở ổ cối trước đó. Xu hướng chọn thay khớp háng toàn phần thường được tiến hành cho những bệnh nhân vận động thường xuyên.
Sau khi được điều trị thay khớp háng, bệnh nhân cũng được bác sĩ chỉ định tập vận động trị liệu để phục hồi chức năng.
Đối tượng chỉ định phẫu thuật gãy cổ xương đùi
- Ở trẻ em và thanh niên, trung niên (dưới 60 tuổi) thường được chỉ định chọn kết hợp xương.
- Người từ 60 - 65 tuổi tùy vào tình trạng mật độ xương có thể thay khớp hoặc chọn phương pháp kết hợp xương.
- 65-70 tuổi: Đối tượng này thường được các bác sĩ chỉ định thay khớp và cho phép vận đông sớm. Nên sử dụng khớp toàn phần, đặc biệt là với những người mà khả năng vận động còn tốt.
- Người trên 70 tuổi: Phương án thường là thay khớp háng bán phần.
Trong cuộc sống hàng ngày, để phòng ngừa nguy cơ gặp các chấn thương về xương, người cao tuổi cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, chịu khó tập luyện thể dục thể thao, kết hợp với liệu pháp massage.
Trên các ghế massage cao cấp có nhiều tính năng như hệ thống con lăn, túi khí toàn thân, nhiệt hồng ngoại giúp trị liệu và chăm sóc sức khỏe hiệu quả. Các loại ghế massage cho người già còn được thiết kế riêng nhiều bài massage nhẹ nhàng, phù hợp với đối tượng sử dụng.