Theo số liệu thống kế, có tới 50% vận động viên chuyên nghiệp và khoảng 5% người không chuyên bị mắc các cơn đau khi chơi môn thể thao quần vợt. Những tổn thương thường gặp nhất khi chơi tennis hoặc golf là ở vùng gân cơ duỗi cánh tay tại chỗ bám vào lồi cầu ngoài hoặc lồi cầu trong của xương cánh tay. Tổn thương này còn có tên gọi khác là hội chứng Tennis Elbow hoặc Gollfer’s elbow.
Nguyên nhân và triệu chứng của chấn thương khi chơi thể thao
Khi chơi thể thao, người chơi thường gặp chấn thương ở một số bộ phận trên cơ thể như:
- Chấn thương cơ, khớp, xương ởcác mức độ khác nhau.
- Giãn cơ, căng cơ, rách cơ, đứt cơ hoàn toàn.
- Viêm gân, bong gân, gân bị đứt một phần hoặc đứt hoàn toàn, giãn hoặc đứt dây chằng.
- Bị trật khớp, tổn thương sụn khớp, viêm bao hoạt dịch, rạn xương, gãy xương…
Khi chơi Tennis người chơi vận động lặp đi lặp lại một động tác như giao bóng, phát bóng qua phải qua trái, vặn xoắn cổ tay, khuỷu tay, các chuyển động vặn người về phía sau khi phát hoặc đỡ bóng…có thể gây ra quá tải vận động cho người chơi. Sự quá tải này thường xảy ra ở những người mới chơi, khi sự di chuyển của cơ thể cùng với cánh tay, cẳng tay, đùi, cẳng chân… chưa nhịp nhàng.
Trong quá trình chơi thể thao, người chơi có thể gặp chấn thương khi các vùng gân của cơ bám vào vùng khuỷu tay bị kéo căng quá mức. Chấn thương có biểu hiện ban đầu là xuất hiện triệu chứng đau ở điểm bám gân, cơn đau có thể mờ nhạt chưa ảnh hưởng tới các hoạt động hàng ngày nên dễ bị bỏ qua. Khi gân của cơ bám vào vùng khuỷu bị tổn thương, nếu người bệnh nghỉ ngơi đúng cách thì sau 3 – 6 tháng vùng gân này sẽ tự phục hồi.
Các chấn thương khuỷu tay khi chơi tennis còn xảy ra khi người chơi sử dụng khuỷu tay quá mức mà chưa khởi động kỹ càng. Cơn đau xuất hiện vùng mặt noài khuỷu tay, khi nắm chặt tay, người bệnh có cảm giác nóng bỏng, khuỷu tay khó xoay tròn hoặc lắc cẳng tay.
Hội chứng của khuỷu tay Golf thường xuất hiện các triệu chứng đau hoặc sưng đỏ vùng mặt trong của khuỷu, gây hạn chế các động tác nắm tay. Khi chơi golf, người chơi thực hiện động tác cẳng tay lặp đi lặp lại nhiều lần chính là nguyên nhân chính gây nên chứng đau này.
Cách phòng ngừa các chấn thương khi chơi thể thao
- Người chơi cần tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc luyện tập: Khởi động đúng cách và đủ thời gian giúp cơ thể được làm nóng, đồng thời làm tăng lượng máu đến vị trí như các khớp, dây chằng trước khi bắt đầu tập luyện và thi đấu.
- Hãy thực hiện bài tập khởi động đúng cách nhằm làm nóng và kéo dãn theo hướng dẫn của các huấn luyện viên chuyên nghiệp.
- Người chơi thể thao cần kiểm soát tốt mức độ lặp lại và thời gian chơi đối với các động tác dễ gây các cơn đau.
Phương pháp điều trị chấn thương thể thao
Trong cơ thể con người có cơ chế bảo vệ, cơ chế đó chính là phản ứng viêm để kéo các thành phần máu đem tới các chất giúp hàn gắn tự thân. Tương tự như vết xước trên da có chất huyết tương mang theo chất tự lành do đó sau một vài ngày vết thương trên da sẽ khô và liền sẹo.
Tuy nhiên, đối với trường hợp phản ứng viêm nếu vẫn tiếp tục các hoạt động quá tải, không có thời gian để tổn thương phục hồi sẽ dẫn tới chứng viêm mãn tính, rất khó có thể điều trị khỏi bệnh.
Những người chơi thể thao với cường độ cao, khi gặp chấn thương nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra đau đớn, làm giảm chức năng hoạt động, sức khỏe suy yếu và có thể mắc thêm các bệnh lý khác.
Sử dụng phương pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân (PRP) để điều trị chấn thương ở giai đoạn sớm cho các vận động viên thể thao hiện đang được áp dụng nhiều ở các nước tiên tiến trên thế giới. Phương pháp điều trị này giúp rút ngắn thời gian nghỉ tập, kéo dài thời gian thi đấu cho các vận động viên chuyên nghiệp.
Sử dụng phương pháp điều trị tiêm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân không chỉ giúp rút ngắn thời gian hồi phục chấn thương mà nó còn duy trì khả năng vận động cho người chơi thể thao cũng như các vận động viên chuyên nghiệp.
Hiện nay ở nước ta, nhiều cơ sở y tế uy tín đã đi tiên phong trong việc ứng dụng phương pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân theo chu trình điều trị khép kín, đem lại hiệu quả cao cho người bệnh.
Với thủ thuật tiêm được thực hiện bởi các chuyên gia giỏi kết hợp sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại, thủ thuật tiêm được thực hiện trong ngày và người bệnh không cần nhập viện.
Thông thường, mỗi chu trình tiêm tiêm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân sẽ được thực hiện trong 1 tháng với 3 lần tiêm. Lần đầu và lần thứ hai cách nhau một tuần, lần thứ hai sẽ cách lần thứ ba 3 tuần.
Khi thực hiện điều trị bằng tiêm huyết tương giàu tiểu cầu, người bệnh cũng cần thực hiện chế độ luyện tập thể thao phù hợp sau mỗi lần tiêm.
Để giảm nguy cơ bị chấn thương khi tập luyện các bạn có thể dùng massage thể thao. Sport massage trước khi tập luyện có tác dụng như 1 bài khởi động, giúp cơ bắp có thời gian làm quen. Còn sau khi tập luyện và thi đấu, massage giúp giảm cảm giác căng cơ.
Trên ghế massage toàn thân được trang bị nhiều tính năng hiện đại như con lăn 4D, rung massage, nhiệt hồng ngoại, chế độ không trọng lực... giúp người dùng được thư giãn, chăm sóc sức khỏe một cách tiện dụng.