Thoái hóa khớp gối là bệnh lý thường gặp nhất trong các bệnh về thoái hóa khớp. Nếu xảy ra các cơn đau cấp tính của bệnh thoái hóa khớp, người bệnh có thể dùng thuốc giảm đau đơn thuần, các loại thuốc chống viêm không steroid… Tuy nhiên các loại thuốc này thường có tác dụng phụ ảnh hưởng tới đường tiêu hóa như xuất huyết, loét dạ dày...Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu thông tin về phương pháp tiêm chất nhờn để chữa thoái hóa khớp gối.
Sử dụng chất nhờn Acid Hyaluronic để điều trị thoái hóa khớp gối
Thông thường, những người bị thoái hóa khớp sẽ sử dụng một số thuốc chống viêm không steroid để điều trị bệnh, tuy nhiên về lâu dài thuốc này sẽ có hại cho khớp và sẽ khiến bệnh thoái hóa khớp thêm trầm trọng. Để khắc phục nhược điểm này, biện pháp sử dụng chất nhờn như acid hyaluronic đã được ứng dụng rộng rãi trong điều trị thoái hóa khớp mang lại tính an toàn và hiệu quả cao.
Bình thường sẽ có khoảng 2ml dịch khớp được chứa trong trong khớp gối. Trong thành phần của dịch khớp có chứa Acid hyaluronic là một polysacharid với hàm lượng từ 2,5 - 4,0mg/ml. Chất nhờn này được tổng hợp bởi tế bào sụn, nó được phủ trên bề mặt sụn khớp và có tác dụng bôi trơn mô mềm.
Acid hyaluronic giúp bôi trơn và bảo vệ khớp, đồng thời có nhiệm vụ đệm giảm xóc. Tùy thuộc vào lực tác động mà nó có các tính chất nhớt và đàn hồi. Nếu lực tác động lớn nó sẽ có tính chất đàn hồi, lực tác động nhẹ nó sẽ làm nhiệm vụ như dầu bôi trơn. Khi khớp bị thoái hóa thì số lượng và chất lượng acid hyaluronic trong dịch khớp bị giảm.
Lượng acid hyaluronic ở người bị thoái hóa khớp gối sẽ chỉ bằng một nửa hoặc bằng 2/3 của người bình thường. Người bị thoái hóa khớp, dịch khớp sẽ giảm độ nhớt, khả năng bảo vệ xương khớp sẽ yếu dẫn đến khớp dễ bị hủy hoại.
Khi chất nhờn acid hyaluronic được tiêm bổ sung vào trong khớp sẽ làm cho trọng lượng và nồng độ phân tử của acid hyaluronic nội sinh tăng lên. Vì thế các chức năng của khớp sẽ được cải thiện, các cơn đau sẽ giảm trong khoảng vài tháng.
Tiêm chất nhờn vào khớp còn giúp kháng viêm hiệu quả, ngăn sinh tổng hợp PGE2 đồng thời cũng ngăn chặn tác dụng của cytokine,.
Sự thoái hóa của sụn khớp được ức chế do hoạt tính men TIMP tăng. Đồng thời các proteoglycan được kết nối và giúp tăng sinh tổng hợp tế bào sụn khớp, điều này rất tốt cho khớp gối bị thoái hóa.
Khi bổ sung Acid Hyaluronic vào khớp nó chỉ lưu trong dịch khớp khoảng 1 tuần nhưng sẽ duy trì tác dụng tới 6 tháng. Nguyên nhân do acid hyaluronic sẽ kích thích sản xuất acid hyaluronic nội sinh nên nó đem lại hiệu quả tốt.
Chất nhờn chữa thoái hóa khớp nên tiêm khi nào?
Khi nào nên tiêm chất nhờn để điều trị thoái hóa khớp gối?
- Chỉ khi bệnh thoái hóa khớp gối ở mức độ trung bình hoặc nặng vừa thì nên tiêm chất nhờn để điều trị.
- Khi người bệnh đã được áp dụng những phương pháp điều trị khác như uống thuốc giảm đau, chống viêm... nhưng không hiệu quả.
- Những người chưa thể phẫu thuật thay khớp.
Thông thường trong một liệu trình điều trị, người bệnh sẽ được tiêm mỗi tuần một lần và kéo dài trong 5 tuần liên tiếp. Hiện nay ống thuốc chứa 2 – 2,5ml acid hyaluronic/ống thường được sử dụng tiêm cho người thoái hóa khớp. Thuốc sẽ chỉ được tiêm khi đảm bảo khớp gối của người bệnh đã được hút dịch và vô khuẩn. Sau tiêm khoảng 3 tuần, người bệnh sẽ thấy phương pháp điều trị này có hiệu quả.
Điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn có ưu và nhược điểm gì?
Ở mỗi phương pháp điều trị bệnh đều sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng và phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn cũng như vậy.
Ưu điểm
- Phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn là phương pháp khá an toàn. Khi tiến hành điều trị rất ít trường hợp bị đau ở vị trí tiêm hoặc đau khớp háng và thường không gây phản ứng viêm tại chỗ, người cũng không bị mệt mỏi…
- Tác dụng giảm đau rất tốt.
- Do có sự kích thích sản sinh ra Acid Hyaluronic nội sinhnên hiệu quả kéo dài, có thể lên đến 6 tháng.
Nhược điểm
- Không phải người bệnh nào cũng cũng đáp ứng tốt với phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn.
- Chỉ áp dụng cho những người chưa thể tiến hành phẫu thuật thaykhớp gối; Người không đáp ứng các loại thuốc điều trị khác; Người mắc bệnh thoái hóa khi bệnh ở giai đoạn trung bình đến nặng vừa…
- Phương pháp này đòi hỏi chi phí điều trị tốn kém.
- Phải tiêm đủ liều thì điều trị mới có hiệu quả.
- Không giúp điều trị bệnh được tận gốc.
Như vậy, bệnh thoái hóa khớp gối là bệnh lý thường gặp nhất trong các bệnh liên quan tới thoái hóa xương khớp. Khi khớp gối bị thoái hóa, các bề mặt sụn khớp sẽ bị tổn thương, vì thế cần phát hiện và điều trị bệnh ngay từ giai đoạn sớm để đạt kết quả điều trị tốt nhất.
Phòng bệnh hơn chữ bệnh! Việc phòng ngừa thoái hóa khớp gối nên được thực hiện thường ngày thông qua chế độ ăn uống khoa học, thường xuyên tập luyện thể thao. Nếu được các bạn có thể trang bị máy massage hoặc ghế massage toàn thân tại nhà để thường xuyên xoa bóp giúp các khớp linh hoạt, dây chằng dẻo dai hơn.