Những người nghi bị bệnh loãng xương sẽ được bác sĩ làm xét nghiệm đo mật độ xương, từ kết quả có được sẽ giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán và phương pháp điều trị phù hợp. Tốt nhất nên làm xét nghiệm đo mật độ xương mỗi năm một lần.
Mật độ xương được xét nghiệm ra sao?
Trước hết, cần làm rõ loãng xương là gì? Đó là tình trạng khối lượng cơ thể và sức khỏe của xương bị giảm, dễ xảy ra khả năng bị gãy xương. Loãng xương là nguyên nhân chính gây ra tình trạng xương dễ bị gãy ở người già và đặc biệt dễ xảy ra ở phụ nữ sau tuổi mãn kinh.
Thông thường, loãng xương sẽ không có các biểu hiện rõ ràng, phải tới khi xương ở một số vùng trên cơ thể dễ bị gãy như xương cổ tay, xương háng hoặc bị bệnh đau lưng, thoái hóa đốt sống… bệnh mới được phát hiện.
Nếu dùng phương pháp làm xét nghiệm đo chẩn đoán loãng xương, các bác sĩ sẽ xác định được mật độ xương của người bệnh và đưa ra phương án điều trị loãng xương đạt hiệu quả cao.
Để tiến hành đo mật độ xương, bác sĩ sẽ sử dụng đo độ hấp thụ tia X hai nguồn năng lượng DXA để đo mật độ xương tại vùng cột sống và xương hông. Ngoài ra cũng có thể kiểm tra mật độ của xương ngoại biên phần dưới cánh tay, cổ tay, ngón tay và gót chân.
Những vùng xương trên cơ thể dễ gãy nhất như xương đùi, xương cẳng tay, xương cột sống…thường sẽ được chọn để làm xét nghiệm đo làm chẩn đoán loãng xương. Mặc dù vậy tùy thuộc vào từng vị trí khác nhau trên cơ thể mà mật độ xương có sự thay đổi khác nhau.
Lý do cần xét nghiệm đo chẩn đoán loãng xương
Làm xét nghiệm đo mật độ xương mang ý nghĩa rất quan trọng giúp bác sĩ chẩn đoán:
- Kiểm tra, phát hiện bệnh loãng xương; xác định tình trạng xương
- Dự đoán và đưa ra phương pháp phòng tránh để giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.
- Kiểm tra được phương pháp đang điều trị loãng xương có hiệu quả không
- Chẩn đoán chính xác về tình trạng loãng xương để đưa ra phương án điều trị phù hợp.
Xương là bộ phận có khả năng tái tạo theo thời gian, tuy nhiên ở người cao tuổi thì khả năng tái tạo sẽ giảm dần, đặc biệt là ở phụ nữ lớn tuổi. Vì vậy, theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa, tất cả phụ nữ trên 65 tuổi nên làm xét nghiệm đo mật độ xương mỗi năm một lần để phát hiện và có phương pháp phòng tránh nguy cơ loãng xương.
Ngoài ra, một số người cũng nên làm xét nghiệm đo mật độ xương như:
- Những người qua hình ảnh chụp X-quang phát hiện có chỗ bị thiếu xương hoặc gãy xương nơi cột sống.
- Người thường bị đau lưng và những người có nguy cơ gãy đốt sống
- Những người bị giảm chiều cao cơ thể, mỗi năm bị thấp đi từ 1cm trở lên đều nên đo mật độ xương.
Quy trình đo mật độ xương được thực hiện như thế nào?
Quy trình xét nghiệm đo mật độ xương được thực hiện nhanh chóng và đơn giản, không hề gây đau đớn cho người bệnh.
Sẽ mất khoảng 20 đến 30 phút để thực hiện quá trình đo mật độ xương. Những vùng xương có nhiều khả năng bị loãng xương như xương cột sống, xương đùi, xương khớp hông, xương cẳng tay…sẽ được chọn để đo mật độ xương.
Tại các bệnh viện, việc đo mật độ xương sẽ được thực hiện bằng một thiết bị trung tâm. Người bệnh nằm trên một mặt phẳng và máy cơ di chuyển qua cơ thể với lượng phóng xạ rất thấp nên sẽ không có tác dụng phụ ảnh hưởng tới cơ thể người bệnh.
Ngoài ra, còn có một thiết bị nhỏ được gọi là thiết bị ngoại vi để đo mật độ xương ở những đầu xa của xương như cổ tay, ngón tay và gót chân.
Sau khi có kết quả đo mật độ xương, bác sĩ sẽ đọc kết quả (điểm số T) và so sánh với kết quả mật độ xương của người khỏe mạnh ở độ tuổi 30 để đưa ra kết luận:
- Trường hợp bình thường: sẽ có kết quả từ 1 đến –1
- Khối lượng xương thấp: sẽ từ –1 đến –2,5
- Trường hợp bị loãng xương: sẽ là –2,5 hoặc thấp hơn
- Người bị chứng loãng xương nặng: –2,5 hoặc thấp hơn với các xương bị gãy.
Khi làm xét nghiệm đo mật độ xương, ngoài điểm số T thì còn chỉ số Z-score (viết tắt là Z), đây là chỉ số so sánh mật độ xương của người bệnh với mật độ xương của những người cùng tuổi. Mặc dù vậy cả hai chỉ số này đều không dự đoán được nguy cơ gãy xương của người bệnh.
Căn bệnh loãng xương thường diễn tiến rất thầm lặng, vì vậy khi người bệnh có một số dấu hiệu cụ thể thì lúc này cơ thể của họ đã mất đi một lượng xương đáng kể. Vì thế, việc thực hiện làm xét nghiệm đo mật độ xương định kỳ là điều rất quan trọng, đặc biệt là người cao tuổi.
Để phòng ngừa loãng xương các bạn nên có chế độ ăn uống khoa học, nghỉ ngơi hợp lý. Nên chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao, vận động để xương chắc khỏe hơn. Việc sử dụng liệu pháp massage hoặc máy massage, ghế massage toàn thân cũng mang lại rất nhiều lợi ích do có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu, đảm bảo cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho các cơ quan trọng cơ thể, trong đó có hệ xương.
Ngoài ra, ngay khi bạn cảm thấy cơ thể mình gặp các vấn đề liên quan tới xương khớp thì hãy đi khám ngay để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra lời khuyên hữu ích.