Vôi hóa cột sống là căn bệnh nguy hiểm, có thể khiến người bệnh bại liệt suốt đời. Đáng lo ngại là căn bệnh này đang có dấu hiệu trẻ hóa, bao gồm ở cả đối tượng thanh thiếu niên. Hầu hết các phương pháp điều trị vôi hóa cột sống hiện nay tập trung vào giảm nhẹ các triệu chứng. Trong nội dung dưới đây các bạn hãy cùng Okasa tìm hiểu về điều trị vôi hóa cột sống cần lưu ý gì nhé.
Vôi hóa cột sống là gì?
Cấu tạo của cột sống người bao gồm phần thân, cung và lỗ đốt sống. Vôi hóa cột sống là tình trạng các dây chằng bám vào thân của đốt sống, nhất là các mấu gai và mấu ngang. Điều đó khiến cho hoạt động của người bệnh khó khăn. Đồng thời các dây thần kinh và mạch máu bị chèn ép gây ra hiện tượng đau nhức.
Hệ xương của con người có 33- 35 đốt, về mặt lý thuyết thì bất cứ đốt sống nào cũng có thể bị vôi hóa, và vôi hóa có thể ở 1 hay nhiều đốt sống. Tuy nhiên, các đốt sống cổ (7 đốt) và lưng (5 đốt chính giữa) thường bị vôi hóa nhất. Nguyên nhân chủ yếu là do chịu áp lực lớn từ trong lượng cơ thể và thường xuyên chuyển động do các sinh hoạt và lao động thường ngày.
Đối tượng dễ bị mắc bệnh vôi hóa cột sống bao gồm: Người cao tuổi, béo phì, ít vận động, lao động quá sức, thừa canxi, thiếu canxi.
Nguyên nhân gây vôi hóa cột sống
Có 3 nguyên nhân khiến cột sống bị vôi hóa gồm:
Lão hóa tự nhiên
Tình trạng này thường xảy ra ở những người bước vào độ tuổi trung niên, các cơ quan bắt đầu suy yếu, biển hiện rõ nhất ở cột sống. Cơ thể không còn giữ được sự cân bằng trong việc sản xuất các chất đảm bảo cho sự vững chắc của hệ xương.
Ngày nay, thói quen ăn uống thất thường, làm dụng đồ ăn nhanh, sử dụng nhiều chất kích thích cũng khiến cho người trẻ bị vôi hóa cột sống.
Chấn thương hoặc sinh hoạt không đúng cách
Nam giới là đối tượng dễ bị vôi hóa cột sống hơn so với nữ giới do thường xuyên lao động nặng hơn.
Không khởi động kỹ trước khi thể dục thể thao cũng khiến gặp chấn thương, vôi hóa cột sống.
Những người thường xuyên ngồi một chỗ, lười vận động, ngồi sai tư thế cũng có nguy cơ bị vôi hóa cột sống.
Canxi bị lắng đọng bất thường
Yếu tố khiến lắng động canxi một cách bất thường ở cột sống vẫn chưa được tìm ra. Tuy nhiên, các nhà khoa học xác định được lượng canxi lắng đọng lâu dần sẽ làm cho hệ thống dây chằng dầy lên và hình thành các gai xương.
Biểu hiện cột sống bị vôi hóa
Khi cột sống bị vôi hóa người bệnh sẽ phải đối mặt với các cơn đau nhức thường xuyên mang tính chu kì. Vị trí đau không giới hạn tại đốt sống bị vôi hóa mà lan ra các bộ phận xung quanh, theo đường đi của dây thần kinh. Các bộ phận chịu ảnh hưởng nhiều nhất là 2 bên bả vai, 2 cánh tay đối với vôi hóa đốt sống cổ. Còn vôi hóa đốt sống lưng thì thường theo dây thần kinh tọa mà ảnh hưởng đến đùi, đầu gối, thận chí là các ngón chân.
Không chỉ gây đau, bệnh vôi hóa cột sống còn gây ra tình trạng tê bì ở các chi, do tủy sống bị chèn ép. Khi triệu chứng tê bì xuất hiện cũng có nghĩa là bệnh đã trở nặng. Bệnh nặng còn khiến cho người bệnh đại tiểu tiện mất kiểm soát. Một số triệu chứng khác: chóng mặt, tai bị ù, suy giảm trí nhớ…
Vôi hóa cột sống không đe dọa tới tính mạng nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống và sinh hoạt của người bệnh. Nếu không điều trị kịp thời có thể chuyển sang mãn tính, người bệnh bị đau nhức kéo dài, gây ra tình trạng teo cơ, bại liệt.
Để chẩn đoán vôi hóa cột sống các bác sĩ ngoài dựa vào các biển hiện lâm sàng còn tiến hành một số kỹ thuật như: Chụp X – quang; Chụp vi tính cắt lớp (CT); Chụp cộng hưởng từ MRI; Xét nghiệm máu...
Điều trị vôi hóa cột sống cần lưu ý gì?
Điều trị vôi hóa cột sống cần căn cứ vào tình trạng bệnh lý của đối tượng cụ thể, về cơ bản có một số nguyên tắc sau:
- Phát hiện càng sớm thì hiệu quả điều trị càng cao.
- Điều trị nội khoa, bảo tồn sẽ được ưu tiên.
- Khi điều trị nội khoa không mang lại kết quả mới tiến hành điều trị ngoại khoa, phẫu thuật.
- Việc sử dụng thuốc phải tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ.
- Điều trị vôi hóa cột sống cần kết hợp với điều trị các tổn thương khác, thường gặp nhất là thoát vị đĩa đệm và gai cột sống.
* Vật lý trị liệu là một trong những phương pháp phổ biến và hiệu quả để hỗ trợ điều trị căn bệnh vôi hóa cột sống. Việc điều trị đòi hỏi người thực hiện có tay nghề chuyên môn cao. Việc sử dụng các thiết bị máy móc phải có giám sát hoặc hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ. Một số thiết bị phổ biến là: Máy kéo giãn cột sống, điện trị liệu, thiết bị phục hồi chức năng, máy vận động trị liệu, thiết bị làm giảm áp, máy massage...
Để phòng ngừa các bệnh liên quan đến cơ - xương - khớp nói chung, trong đời sống hàng ngày các bạn nên sử dụng liệu pháp massage hoặc ghế massage toàn thân để chăm sóc cơ thể.
Các loại ghế massage cao cấp được trang bị hệ thống con lăn 4D, nhiệt hồng ngoại... là thiết bị lý tưởng để thư giãn trị liệu tại nhà!