Khi xã hội phát triển hiện đại, bệnh béo phì đang ngày càng phổ biến, trong đó người trưởng thành bị béo phì chiếm tỉ lệ cao. Béo phì gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe của người bệnh. Để cải thiện tình trạng béo phì thì việc chú ý tới chế độ dinh dưỡng là điều vô cùng cần thiết. Bởi khi dinh dưỡng nạp vào cơ thể quá nhiều sẽ trở thành nguyên nhân chính gây ra tình trạng thừa cân, béo phì.
Những hậu quả gây ra cho sức khỏe khi bị thừa cân béo phì
Thế nào là thừa cân, béo phì?
Một người được xác định thừa cân khi trọng lượng cơ thể của người đócao hơn mức bình thường ở người khỏe mạnh dựa trên chỉ số BMI.
Béo phì là tình trạng rối loạn chuyển hóa, khi chất béo dưa thừa tích tụ quá nhiều trong cơ thể và làm tăng nguy cơ gây ra những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Thừa cân, béo phì do nguyên nhân nào gây ra?
- Do chế độ ăn uống: Nguyên nhân chính gây ra tình trạng thừa cân béo phì ở người trưởng thành chính là chế độ ăn uống thiếu khoa học. Chế độ ăn hàng ngày có quá nhiều thực phẩm chứa chất béo, ăn nhiều đồ ngọt, thường xuyên lựa chọn ăn thức ăn nhanh, uống nhiều rượu bia và nước ngọt có ga.
Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khácc ũng góp phần gây thừa cân béo phì ở người trưởng thành, đó là:
- Do yếu tố di truyền.
- Phụ nữ bị ảnh hưởng từ việc sinh sản.
- Yếu tố tuổi tác cũng là một trong những nguyên nhân gây béo phì.
- Trường hợp mắc các bệnh lý như đái tháo đường, buồng trứng đa nang.... sẽ tăng nguy cơ thừa cân, béo phì.
- Những người ít vận động cũng dễ bị béo phì.
Thừa cân béo phì gây hậu quả cho sức khỏe
- Ảnh hưởng tới tâm lý: Những người béo phì thường có tâm lý tự ti về hình thể của mình, họ không tự tin trong các giao tiếp, luôn bị mặc cảm và ngại xuất hiện trước đám đông.
- Làm xấu vóc dáng: Cơ thể thừa cân làm giảm sự hấp dẫn của hình thể.
- Nguy cơ cao mắc các bệnh lý nguy hiểm: Người bệnh thừa cân, béo phì rất dễ mắc một số bệnh lý như tăng huyết áp, tiểu đường tuype 2, mỡ máu, bện gout, rối loạn tiêu hóa, bệnh tim mạch, suy giảm trí nhớ và một số loại ung thư.
Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người trưởng thành béo phì
Chế độ ăn uống là yếu tố hàng đầu tác động tới người trưởng thành bị béo phì.
Xây dựng và thực hiện nghiêm ngặt theo chế độ ăn uống khoa học
Người thừa cân béo phì cần lưu ý:
- Thực phẩm nên ăn: Ăn nhiều rau xanh; Thực phẩm chứa nhiều chất xơ, quả chín ít ngọt. Sử dụng các loại sữa như sữa không đường, sữa đậu nành, sữa chua; Ăn các loại bánh dành cho người ăn kiêng; Ăn thịt ức gà, trứng gà. Ăn các loại tinh bột như gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt và khoai lang, đậu xanh, đậu nành, hạt óc chó. Mỗi ngày nên uống ít nhất 2 lít nước lọc.
- Thực phẩm nên tránh hoặc cần hạn chế: Tránh đồ ăn xào, chiên rán, thay vào đó là đồ ăn được hấp, luộc để giữ lại tối đa chất dinh dưỡng; Hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều dầu, mỡ.
- Nên ăn nhiều vào buổi sáng, tránh ăn đêm và hạn chế ăn vặt.
- Lưu ý ăn chậm nhai kỹ để no lâu hơn.
- Không để bụng quá đói để tránh cơ thể tích lũy mỡ.
- Hàng ngày, hãy chia nhỏ bữa ăn, chẳng hạn có thể ăn 3 bữa chính kèm theo 2 – 3 bữa phụ, để mỗi bữa ăn ít giúp cơ thể dễ tiêu hóa hơn.
Chăm chỉ vận động và luyện tập thể dục thể thao kết hợp thay đổi lối sống
- Thay đổi lối sống khoa học: Kết hợp chế độ ăn uống khoa học và luyện tập thể dục với những bài tập phù hợp chính là cách giảm cân an toàn, hiệu quả và bền vững nhất. Cách giảm cân này là giảm năng lượng nạp vào và tăng năng lượng tiêu hao.
- Tăng cường luyện tập thể dục: Để tránh thừa cân, hãy tăng cường tập luyện thể dục hàng ngày. Các bài tập rất tốt cho cơ thể trong việc ổn định cân nặng như tập gym, chạy bộ, nhảy dây, bơi lội, đạp xe… Đây là những hoạt động có tác dụng giúp đốt cháy calo nạp vào, tạo sự nặng động và dẻo dai cho cơ thể. Sau khi tập các bạn nên áp dụng liệu pháp massage, hoặc sử dụng ghế massage để cơ thể được thư giãn, tinh thần thoải mái.
Đồ ăn nhanh là một trong những nguyên nhân chính gây béo phì
- Trong thành phần của đồ ăn nhanh chứa lượng calo dư thừa gây béo phì: Thành phần của đồ ăn nhanh chứa nhiều calo, các chất béo nồng độ cao,chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và chứa rất nhiều đường. Ngoài ra, trong thức ăn nhanh còn giàu carbohydrate đơn và chứa nhiều muối… Đây chính là những yếu tố làm tăng nguy cơ tăng cân và béo phì.
- Thức ăn nhanh cũng là nguyên nhân hàng đầu gây béo phì ở trẻ em: Phần lớn thực đơn các món ăn nhanh đều hướng tới đối tượng trẻ em, bởi đây là nhóm đối tượng đam mê thức ăn nhanh và thích đi ăn ở nhà hàng. Theo số liệu nghiên cứu khi trẻ em ăn mỗi bữa ăn ngoài hàng, hàm lượng calo tiêu thụ cao hơn 55% so với các bữa ăn tại nhà. Đây là nguyên nhân làm mất cân bằng năng lượng và gây béo phì ở trẻ.
- Mối liên quan giữa thức ăn nhanh và chỉ số BMI: Thức ăn nhanh có mối liên quan mật thiết với chỉ số BMI. Đây là loạithực phẩm không lành mạnh, làm tăng nguy cơ mắc béo phì, đặc biệt đối với trẻ em và thanh thiếu niên.