Nhồi máu cơ tim là tình trạng người bệnh bị hoại tử một vùng cơ tim. Đây là hậu quả của thiếu máu cục bộ ở cơ tim. Ở Việt Nam, trong thời gian gần đây, tỷ lệ người bị nhồi máu cơ tim ngày càng có khuynh hướng gia tăng rõ rệt. Nội dung dưới đây sẽ chia sẻ với các bạn những kiến thức cần thiết để dự phòng căn bệnh này.
Phương pháp dự phòng nhồi máu cơ tim
Để phòng tránh xảy ra nhồi máu cơ tim, cần điều chỉnh một số yếu tố nguy cơ như:
- Tình trạng béo phì, thừa cân
Cần đưa chỉ số cơ thể BMI ở mức 18.5 – 22.9
Nghĩa là, cân nặng lý tưởng của cơ thể = [chiều cao x chiều cao] x BMI
Do vậy, hãy giảm cân nếu đang thừa cân.
- Tình trạng lười vận động
Hãy tăng cường luyện tập thể dục, thể thao bằng cách:
Dành ra ít nhất 30 phút/ ngày để đi bộ.
Đi bộ 60 – 90 phút/ ngày nếu muốn giảm cân
Có thể đi bộ 75 – 150 phút/ tuần tùy theo bệnh mắc kèm.
Chăm chỉ tập buổi sáng sẽ giúp giảm cân, tập buổi chiều để nâng cao sức khỏe.
- Hút thuốc lá
Không hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc lá. Bởi vì thuốc lá là nguyên nhân làm tăng nồng độ mỡ xấu và giảm nồng độ mỡ tốt, gây xơ vữa động mạch.
Khí CO và Nicotin trong khói thuốc có thể gây tổn thương nội mạch, làm giảm lượng máu mang Oxy đến cơ tim, làm co thắt mạch vành gây thiếu máu cơ tim.
Ngoài ra, khói thuốc còn làm tăng huyết áp và gây tổn thương thành mạch….
- Căng thẳng, Stress
Xây dựng lối sống lành mạnh: không dùng chất kích thích, hạn chế uống rượu bia…;
Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, nên ăn nhiều rau quả và cá;
Quản lý tốt thời gian làm việc;
Luôn suy nghĩ tích cực;...
Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya và nên dậy sớm ..v.v
- Điều trị các bệnh lý đi kèm (nếu có)
Bị bệnh tiểu đường: Cần hạn chế ăn uống ngọt, giảm cân nếu thừa cân;
Tăng huyết áp: Nên ăn nhạt;
Bị bệnh mỡ máu: Hãy hạn chế chất béo, tập thể dục và giảm cân;
Bệnh lý mạch vành: người bệnh lưu ý tránh gắng sức, không để bị stress.
Nói tóm lại, để phòng tránh nhồi máu cơ tim, chúng ta cần khám sức khỏe định kỳ hằng năm để phát hiện và điều trị sớm các yếu tố nguy cơ gây bệnh. Trường hợp phát hiện bệnh, cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ dẫn điều trị của bác sĩ để tránh biến chứng có thể xảy ra.
Những trường hợp cần sự hỗ trợ của bác sĩ
Trường hợp đang sử dụng thuốc chẹn beta để giảm nhịp tim và hạ huyết áp.
Những người cần kiểm soát nhịp do có sự bất thường (có thể là rối loạn nhịp tim).
Người bệnh nên theo dõi và ghi lại nhịp tim theo yêu cầu của bác sĩ. Chú thích tên thuốc trên bảng nhịp tim ghi chép đểbác sĩ có thể xác định liều lượng hoặc có thể cần kê đơn chuyển sang một loại thuốc khác.
Mạch hoặc nhịp tim chính là công cụ quan trọng để dự đoán sức khỏe. Vì vậy, những người có mạch rất thấp hoặc thường xuyên bị nhịp tim nhanh mà không giải thích được, nhất là cảm thấy cơ thể yếu, xuất hiện tình trạng chóng mặt hoặc ngất…hãy gọi ngay cho bác sĩ điều trị để được hướng dẫn cách xử lý.
Người bệnh cũng cần lưu ý với một số loại thuốc hạ huyết áp có thể làm giảm nhịp tim tối đa nên nó cũng làm giảm nhịp tim đích. Do vậy, nếu đang dùng thuốc này thì cũng cần gọi cho bác sĩ điều trị để được tư vấn cụ thể.
Trong cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày, để chăm sóc sức khỏe các bạn nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, giữ cho tâm trạng thoải mái, kết hợp với liệu pháp massage.
Massage cũng như sử dụng ghế massage tại nhà giúp thư giãn cơ thể, cải thiện tâm trạng tích cực và giảm áp lực co bóp cho tim!