Gãy xương quai xanh là chấn thương thường gặp nhất ở vùng vai. Phương pháp điều trị gãy xương quai xanh có thể là bảo tồn hoặc phẫu thuật. Trong nội dung dưới đây các bạn hãy cùng Okasa tìm hiểu về Gãy xương quai xanh, cần thời gian bao lâu để lành nhé.
Xương quai xanh bị gãy có nguy hiểm không?
Cơ thể con người có hai xương quai xanh hay còn gọi là xương đòn, xương này nằm dưới vai và đối diện nhau qua ức. Ở mỗi xương quai xanh có một đầu được khớp với ức qua khớp tròn, đầu còn lại của xương sẽ khớp với xương bả vai qua khớp cùng đòn để kết nối cánh tay với cơ thể.
Chấn thương vùng vai thường gặp nhất chính là gãy xương quai xanh, nó chiếm tỉ lệ 35-45% gãy xương vùng vai và chiếm 4% gãy xương của cơ thể.
Nguyên nhân chủ yếu khiến gãy xương quai xanh là do tai nạn giao thông, do bị ngã… Các chấn thương do bị tác động gián tiếp như khi ngã bị đập vai xuống hoặc chống tay chiếm 80% cơ chế chấn thương, còn lại 20% do bị tác động trực tiếp sẽ gây gãy hở.
Trong thực tế, tỉ lệ xương quai xanh bên trái thường bị chấn thương nhiều hơn bên phải, là vì đa số người sẽ thuận bên phải nên bên trái bị yếu hơn dễ bị gãy.
Xương quai xanh có thể bị gãy mọi các vị trí, tuy nhiên gãy 1/3 giữa là thường gặp nhất, gãy 1/3 trong hoặc 1/3 ngoài thường ít xảy ra. Khi bị gãy xương quai xanh có thể đơn thuần, nhưng có trường hợp gây tổn thương màngphổi,tổn thương mạch máu,tổn thương thần kinh,...
Xương quai xanh có đặc điểm màn xương dày, đồng thời nó nằm ở vị trí trên lồng ngực nên được cấp lượng máu dồi dào, vì vậy trường hợp xương quai xanh bị gãy thường không gây nguy hiểm và nó là vùng xương rất dễ lành.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm gặp, khi xương quai xanh bị gãy, các mảnh vỡ đâm vào bó thần kinh và mạch máu dưới xương đòn sẽ gây chảy máu và có thể liệt tay; đầu xương gãy nếu đâm vào phổi gây tràn khí, tràn máu màng phổi sẽ gây suy hô hấp và nguy hiểm cho tính mạng người bệnh.
Phương pháp điều trị gãy xương quai xanh
Có hai phương pháp điều trị gãy xương quai xanh đó là: Điều trị bảo tồn và phẫu thuật.
Thông thường khi bị gãy xương quai xanh sẽ được điều trị bằng phương pháp bảo tồn.
Một số phương pháp điều trị bảo tồn
- Bó bột giúp cố định xương, điều chỉnh vai.
- Phương pháp Rieunau: Người bệnh được hướng dẫn kê gối dưới vai và nằm ngửa trong 2 tuần, dùng băng dính bản lớn băng chéo vùng xương gãy, sau đó người bệnh có thể ngồi dậy, băng treo tay và thực hiện các bài tập khớp vai.
- Băng số 8: Trong 4 – 8 tuần, người bệnh sẽ phải dùng băng thun bản rộng băng chéo hình số 8 phía sau lưng. Phương pháp này thường được sử dụng bởi băng thun có tính chất nhẹ, khi băng người bệnh cảm thấy dễ chịu.
- Người cao tuổi khi bị gãy xương quai xanh thường được bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị bảo tồn. Vì ở người cao tuổi thường mắc các bệnh mãn tính như đái tháo đường, tim mạch… ngoài ra còn có tình trạng loãng xương, xương bị mỏng và giòn…nên không đảm bảo để phẫu thuật.
Ngoài ra, những bệnh nhân không muốn nằm viện phẫu thuật, cũng sẽ lựa chọn phương pháp điều trị bảo tồn.
Khi điều trị bảo tồn, phần xương gãy có thể bị nhô cao, đâm ra ngoài gây loét da… vì thế người bệnh cần thường xuyên đi kiểm tra tại cơ sở y tế để bác sĩ khám và đánh giá được các nguy cơ của bệnh, nếu có biến chứng có thể phải phẫu thuật.
Phương pháp phẫu thuật điều trị gãy xương quai xanh
Khi gãy xương quai xanh bị biến chứng, nó có thể gây tổn thương thần kinh, mạch máu hoặc làm thủng màng phổi…
- Trường hợp gãy kín, đang sử dụng phương pháp điều trị bảo tồn nếu có mảnh gãy chọc thủng màng phổi hoặc làm thủng da, sẽ được bác sĩ chỉ định mổ.
- Những trường hợp gãy hở sẽ phải làm phẫu thuật để cắt lọc vết thương, và kết hợp xương.
- Trường hợp bệnh nhân yêu cầu được phẫu thuật để xương lành đẹp.
Điều trị bằng phẫu thuật sẽ giúp nắn chỉnh xương tốt hơn điều trị bảo tồn, tuy nhiên phương pháp này chi phí tốn kém hơn và để lại sẹo khi mổ, ngoài ra người bệnh còn phải mổ lần 2 để lấy các thiết bị y tế đã được dùng kết hợp xương.
Thời gian để xương quai xanh bị gãy lành lại
Với phương pháp điều trị bảo tồn, người bệnh sẽ mang đai từ 4 – 8 tuần, giai đoạn này xương sẽ xuất hiện can xương. Nếu sử dụng phương pháp phẫu thuật, khả năng vận động sẽ sớm hơn, nhưng trong quá trình bóc tách, can xương bị ảnh hưởng vì vậy nó sẽ hình thành chậm hơn phương pháp bảo tồn.
Thời gian liền xương sinh lý sẽ mất khoảng từ 3 – 6 tháng. Trong khoảng thời gian này, người bệnh cần hạn chế cầm nắm, xách đồ vật nặng tránh vai bị kéo xuống và chỗ gãy bị xô lệch.
Cần thực hiện các bài tập khớp vai để tranh khớp bị cứng. Có thể sử dụng máy massage chân, hoặc ghế massage toàn thân để massage cho phần dưới cơ thể giúp đỡ nhức mỏi (do bị hạn chế vận động), và tăng cường tuần hoàn máu để các cơ quan, bộ phận, trong đó có hệ xương. Trong quá trình điều trị gãy xương quai xanh, người bệnh cần ăn uống đủ chất dinh dưỡng, bổ sung canxi, vitamin D… giúp quá trình liền xương diễn ra nhanh hơn.
Trên đây là một số chia sẻ về Gãy xương quai xanh, cần thời gian bao lâu để lành? Các bạn hãy lưu ý các thông tin trên đây để đáp ứng tốt hơn quá trình điều trị, đồng thời tái khám đúng lịch để được bác sĩ kiểm tra quá trình liền xương và xử trí kịp thời nếu có biến chứng.