Thoái hóa khớp gối được coi là bệnh lý phức tạp, nó gây ảnh hưởng lớn tới đời sống và sinh hoạt của người bệnh. Những người bị thoái hóa khớp gối cần lưu ý tới chế độ ăn uống, sinh hoạt cũng như một số nguyên tắc luyện tập để kiểm soát triệu chứng của bệnh và hạn chế được các cơn đau.
Tìm hiểu về thoái hóa khớp gối
Bệnh thoái hóa khớp gối thường diễn biến âm thầm khiến đa số người bị bệnh không phát hiện kịp thời. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh thoái hóa khớp gối là xuất hiện các cơn đau ở phía mặt trước khớp gối, khi gập hoặc duỗi chân, trong khớp có tiếng kêu lạo xạo. Bệnh bị nhiều người thường chủ quan và bỏ qua, khi bệnh đã nặng mới phát hiện thì nó đã gây ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt hàng ngày.
Thoái hóa khớp gối là do sụn bị tổn thương kèm theo viêm, khiến lượng dịch khớp bị giảm và quá trình tái tạo sụn khớp không kịp để bù vào chỗ thiếu hụt.
Ngày nay, do chế độ ăn uống không khoa học, trong cuộc sống hàng ngày con người thường ít vận động, dần tới bệnh thoái hóa khớp gối có xu hướng gia tăng ở cả những người trẻ tuổi. Nếu bệnh không được sớm phát hiện và điều trị sẽ ảnh hưởng tới vận động và gây tàn phế.
Một số dấu hiệu của thoái hóa khớp gối:
- Cơn đau xuất hiện phía mặt trước của khớp gối, khi chuyển tư thế càng đau nhiều.
- Khớp cứng không còn linh hoạt, nếu ở yên một chỗ trong thời gian lâu sẽ khó cử động khớp gối.
- Khớp gối có thể bị sưng to.
- Chân bị lệch trục, người bệnh có thể mất chức năng vận động.
Nguyên nhân khiến khớp gối bị thoái hóa
- Do tuổi tác: Những người cao tuổi bị suy giảm quá trình tổng hợp sụn.
- Giới tính: Phụ nữ từ 55 tuổi trở có nguy cơ mắc thoái hóa khớp gối nhiều hơn nam giới. Do tính chất dây chằng trước của khớp gối ở phụ nữ thường yếu hơn nam và thói quen đi giày cao gót ảnh hưởng tới khớp gối.
- Người thừa cân hoặc béo phì: Thừa cân nặng sẽ gây áp lực không tốt cho đầu gối.
- Chấn thương do bị tai nạn hoặc khi chơi thể thao: Những người bị chấn thương gãy xương bánh chè, xương đùi hoặc bị đứt dây chằng… sẽ khiến sụn khớp bị tổn thương nghiêm trọng, khi không được điều trị đúng cách và kịp thời thì khớp gối sẽ bị thoái hóa từ từ.
- Yếu tố di truyền
- Do vận động quá sức: những người chơi thể thao hoặc lao động nặng sẽ dễ bị nguy cơ thoái hóa khớp.
- Người ít vận động: những người ít vận động và không lập luyện thể dục thể thao thường xuyên sẽ khiến cơ xương khớp không linh hoạt, khi hoạt động hàng ngày dễ khiến cấu trúc xương, gân, dây chằng bị sai lệch.
- Người sử dụng thuốc corticoid không đúng cách, nếu lạm dụng loại thuốc này sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới các chức năng của khớp.
- Hệ miễn dịch phá hủy sụn khớp
- Xương bị biến dạng: Nếu những đứa trẻ ngay từ khi sinh ra có xương khớp bị biến dạng thì nguy cơ cao sẽ bị mắc thoái hóa khớp.
- Chế độ sinh hoạt, ăn uống không khoa học cũng ảnh hưởng xấu đến sụn khớp.
- Một số bệnh lý khác: người mắc một số bệnh lý như gút, tiểu đường, béo phì…cũng ảnh hưởng tới sụn khớp.
Thoái hóa khớp gối và những biến chứng nguy hiểm
Ngoài các cơn đau gây khó chịu cho người bệnh, thoái hóa khớp gối còn dễ biến chứng như:
- Cứng khớp
- Gây hạn chế cho vận động của người bệnh khiến đi lại gặp khó khăn, thậm chí phải dùng nạng chống.
- Khớp gối bị biến dạng làmchân bị cong, vẹo.
- Gây teo cơ.
- Sụn khớp bị vôi hóa.
- Biến chứng gây bại liệt.
Ngoài ra, các cơn đau của thoái hóa khớp gối có thể khiến người bệnh bị lo âu, trầm cảm; Giấc ngủ bị rối loạn; năng suất làm việc kém hiệu quả…
Cách phòng tránh thoái hóa khớp gối
- Thường xuyên luyện tập thể dục đều đặn và đúng cách. Có thể luyện tập các môn thể thao như: bơi lội, dạp xe, đi bộ… nhưng lưu ý tránh các động tác mạnh và đột ngột.
- Đảm bảo chế độ ăn uống khoa học, giàu canxi và khoáng chất, không ăn nhiều chất béo, không dùng chất kích thích như thuốc lá, rượu bia…
- Kiểm soát cân nặng cơ thể, tránh béo phì.
- Những người làm việc văn phòng cần thay đổi tư thế ngồi làm việc khoảng 20 phút một lần và cứ khoảng 2 tiếng hãy nghỉ giải lao tránh mỏi cơ xương khớp.
- Thường xuyên xoa bóp khớp gối hàng ngày giúp lưu thông máu và cơ bắp được thư giãn. Các bạn có thể sử dụng máy massage chân, ghế massage toàn thân để được thư giãn cơ bắp, tăng sự linh hoạt của các khớp, trong đó có khớp gối.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện và điều trị, tránh bệnh biến chứng nghiêm trọng.
Người bị thoái hóa khớp gối nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Người thoái hóa khớp gối nên ăn gì?
- Các loại cá nước lạnh: Cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích… đây là các loại cá chứa nhiều acid béo omega-3 –loại chất kháng viêm hiệu quả.
- Nước hầm từ xương ống hay sụn của bò, bê… có chứa hợp chất tự nhiên giúp cấu thành sụn.
- Thịt gia cầm, thịt lợn được nuôi hữu cơ
- Thực vật: các loại rau xanh, ngũ cốc, đậu tương giúp tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa.
- Trái cây: Cam, chanh, đu đủ, dứa, có nhiều vitamin C giúp tăng cường độ dẻo dai cho các khớp…
Những thức ăn cần kiêng:
- Các loại thịt đỏ từ bò, cừu, dê, lợn...
- Các loại thực phẩm chế biến sẵn: Đồ chiên rán, nướng… sẽ làm gia tăng tình trạng viêm khớp.
- Các loại thực phẩm chứa nhiều đường.
- Thức ăn quá mặn khiến xương giòn và dễ gãy.
- Các chất kích thích như: Rượu, bia, cà phê, thuốc lá…
Trên đây là một số Những điều cần lưu ý khi bị thoái hóa khớp gối từ Okasa. Nếu các bạn còn câu hỏi hay thắc mắc nào khác liên quan đến thoái hóa khớp, massage trị liệu, ghế massage… Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể.