Giải pháp vận động cho người bị bệnh cột sống

Hiện nay, một số bệnh lý xương khớp như thoái hóa cột sống rất phổ biến, nó không chỉ xuất hiện ở những người lớn tuổi mà ngay cả những người trẻ tuổi cũng bị mắc bệnh lý này. Những nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc con người ít vận động, thường xuyên ngồi sai tư thế và lý về do tuổi tác.

Tìm hiểu tổng quan về bệnh lý cột sống

Những người tuổi càng cao, càng dễ mắc những bệnh về xương khớp như thoái hóa cột sống. Biểu hiện của bệnh là những cơn đau nhức có thể xuất hiện đột ngột cũng có thể kéo dài dai dẳng làm cản trở các hoạt động hàng ngày đồng thời làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Thông thường những người bị thoái hóa cột sống thường rất ngại vận động.

Theo ý kiến bác sĩ chuyên khoa thì việc người bệnh hạn chế vận động càng khiến bệnh thêm trầm trọng, làm các cơ bị co cứng, giảm sức mạnh và gây khó khăn cho quá trình hồi phục chấn thương. Vì vậy người bị thoái hóa cột sống cần duy trì đều đặn hoạt động thường ngày để tăng cường sự dẻo dai cho khớp đồng thời cải thiện sức khỏe xương khớp và dây chằng.

cột sống

Luyện tập rất tốt cho người bị thoái hóa cột sống

Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao rất tốt cho sức khỏe hàng ngày, đồng thời nó còn hỗ trợ cho quá trình phục hồi các chức năng xương khớp nếu người bệnh chọn cho mình những bài tập phù hợp. Ngược lại nếu người bị thoái hóa cột sống chọn tập những bài tập nặng sẽ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.

- Trước khi luyện tập hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa điều trị để có được tư vấn tốt nhất. Bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng bệnh của người bệnh mà đưa ra những lời khuyên hoặc những cảnh báo giúp người bệnh tuân thủ chế độ tập luyện để đạt hiệu quả tốt nhất.

- Hãy bắt đầu thực hiện bài tập một cách từ từ, nhẹ nhàng và đúng tư thế theo hướng dẫn. Trong quá trình luyện tập, người bệnh cần kết hợp động tác với hơi thở, giúp cũng cấp oxy cho cơ thể và tăng cường khả năng tuần hoàn máu.

- Khi tập những động tác khó, cần xoay chuyển cột sống, tốt nhất người bệnh cần có sự giám sát, hỗ trợ từ các chuyên gia vật lý trị liệu để tránh vận động quá mức hoặc sai tư thế sẽ gây hại thêm cho cột sống.

Trường hợp tập luyện mà gặp cơn đau, tốt nhất người bệnh nên ngừng tập và hãy tới gặp bác sĩ để được tư vấn và chỉ dẫn.

Các bài tập dành cho người bị bệnh cột sống

Để bảo vệ tốt nhất cho cột sống của người bị các bệnh về cột sống hãy lưu ý không nên cúi xuống đột ngột và không nên vặn mình. Những di chuyển này có thể tăng áp lực lên cột sống và dễ dẫn tới gãy xương.

Hãy cùng tham khảo một số bài tập dành cho người bị bệnh cột sống:

Dậy và ra khỏi giường: Hãy dậy từ từ, không vặn xoắn mình khi ngồi dậy và ra khỏi giường. Trong lúc nằm khi muốn xoay người về một phía hãy lăn lưng, gấp gối , di chuyển háng và hai vai cùng lúc. Từ từ ngồi dậy dùng tay đẩy nửa người lên để ngồi dậy tránh vặn xoắn hoặc cong người.

Đứng dậy và ngồi xuống ghế: Đang ngồi mà muốn đứng dậy, người bệnh hãy đưa người về phía trước, gấp gối về phía sau, giữ lưng ổn định rồi mới từ từ đứng dậy. Ngược lại, khi muốn ngồi xuống cần giữ cho cột sống ở tư thế thẳng, gấp gối và háng rồi từ từ ngồi xuống mép ghế, sau đó từ từ trườn ra sau ghế và đặt tay lên đùi.

Khi đưa tay với đồ vật: Nếu với đồ vật trên cao hãy đặt một tay và một chân ở phía trước so với chân còn lại và để trọng lượng dồn lên chân phía trước khi với đồ.

Đẩy và kéo đồ vật: Khi làm các công việc thường ngày như hút bụi, quét nhà, lau nhà…cần thực hiện một số động tác đẩy hoặc kéo, hãy tránh cong người và vặn xoắn. Luôn giữ tay ở gần thân mình và và sử dụng lực từ chân.

Nâng vật nặng: Hãy giữ cho cơ thể mình vững chãi nhất khi muốn nâng vật nặng, mặt luôn hướng về phía công việc để tránh tình trạng cơ thể bị vặn xoắn. Hãy để đồ cần nâng ở gần cơ thể bạn nhất, có thể dùng cơ bụng, lực ở chân, khớp háng nhưng tuyệt đối cần giữ cho cột sống thẳng theo đường cong sinh lý. Tuy nhiên cần khuyến cáo, người bị bệnh cột sống nên tránh nâng các vật nặng.

Mặc quần áo: Cũng như tất cả các hoạt động khác, quan trọng nhất khi thực hiện động tác cần giữ cho lưng thẳng, cột sống ở đường cog sinh lý.

cột sống ở người

Giải pháp đi bộ dành cho người bị bệnh cột sống

Nhiều người thắc mắc, nếu bị bệnh cột sống có nên luyện tập bài tập đi bộ không? Hãy cùng tìm hiểu tác dụng của việc đi bộ chữa bệnh cột sống:

- Đi bộ giúp tăng cường sức khỏe cho các cơ xương khớp.

- Giúp các cơ bàn chân, hông, cẳng chân khỏe đồng thời đem lại sự dẻo dai cho cột sống và giữ lưng thẳng.

- Làm cho quá trình tuần hoàn trong cơ thể tốt, đào thải độc tố và đưa chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể.

- Cải thiện sức khỏe cột sống. Nếu kết hợp các hoạt động căng giãn cơ và đi bộ giúp cơ xương linh hoạt, ngăn ngừa chấn thương không đáng có.

- Tăng cường sức khỏe của xương, giảm nguy cơ loãng xương. Nếu đi bộ thường xuyên còn giúp phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp gối.

- Đi bộ cũng giúp kiểm soát tốt vấn đề cân nặng của cơ thể, đặc biệt ở người cao tuổi.

Những người đang bị đau lưng, bị thoái hóa cột sống, hãy thực hiện đi bộ theo sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị để có kết quả tốt nhất.

Trong quá trình đi bộ cần lưu ý: Hãy khởi động khớp gối nhẹ nhàng trước khi đi bộ. Khi mới bắt đầu, hãy bước những bước từ từ và nhẹ nhàng. Bước đi đúng tư thế, lưng thẳng, đầu hướng về phía trước, vai thả lỏng. Các bạn cũng nên chọn giày phù hợp cho việc đi bộ. Nếu xuất hiện cơn đau, hãy trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Ngoại việc vận động chủ động, còn có hình thức vận động bị động cũng rất tốt; Đó là massage liệu pháp. Việc áp dụng hình thức massage trị liệu hoặc sử dụng ghế massage toàn thân sẽ giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh liên quan đến xương khớp.

Mua 1 tặng 3
Để lại thông tin để nhận ngay ưu đãi lên tới 50%
Lưu ý : ưu đãi áp dụng tuỳ từng mẫu ghế
Bài viết liên quan

Có cần phẫu thuật khi bị lỏng khớp gối?

Nguyên nhân chính gây hiện tượng lỏng khớp gối là do dây chằng khớp gối bị đứt, đây cũng được coi là chấn thương mà ...

Phòng tránh bong gân và đứt dây chằng cổ chân

Cổ chân là vị trí thường bị bong gân nhất trong các chấn thương trên cơ thể. Khi bạn bị ngã, phụ nữ khi đi giày cao ...

Những hậu quả do bệnh loãng xương gây nên

Theo con số thống kê, mỗi năm trên thế giới có khoảng 200 triệu người mắc bệnh loãng xương. Ở nước ta, 1/3 phụ nữ và ...

Thời gian cần thiết để liền xương bị gãy

Những người bị gãy xương gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt cũng như đời sống hàng ngày. Và vấn đề họ quan tâm nhất ...
Chính sách
Chính sách trả góp Mua trả góp qua thẻ tín dụng ngân hàng, không lãi suất, không chứng minh thu nhập, không thế chấp tài sản.
Chính sách bảo hành Thời gian bảo hành ghế massage là 6 năm. Bảo hành những lỗi hỏng hóc, sự cố kỹ thuật xảy ra do lỗi của nhà sản xuất.
Chính sách đổi trả Sản phẩm lỗi do nhà sản xuất : Miễn phí đổi sản phẩm khác có giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị sản phẩm lỗi, khách hàng bù tiền chênh lệch nếu có.
Chính sách vận chuyển Miễn phí vận chuyển và lắp đặt khi mua các sản phẩm ghế massage toàn thân Okasa trên toàn quốc.
Loading...