Những hậu quả do bệnh loãng xương gây nên

Theo con số thống kê, mỗi năm trên thế giới có khoảng 200 triệu người mắc bệnh loãng xương. Ở nước ta, 1/3 phụ nữ và 1/8 đàn ông trên 50 tuổi bị loãng xương. Hậu quả mà loãng xương gây ra rất nặng nề, thường là làm nứt, gãy xương, lún đốt sống…gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Tìm hiểu về bệnh loãng xương 

Loãng xương là sự rối loạn chuyển hóa của xương làm giảm mật độ và chất lượng xương, khiến xương bị yếu, giòn và dễ gãy. Khi bị loãng xương, chỉ cần một va chạm nhẹ cũng có thể gây ra gãy xương.

Có hai loại loãng xương là: loãng xương nguyên phát và loãng xương thứ phát.

- Loãng xương nguyên phát: xảy ra khi quá trình tạo cốt bào bị thoái hóa gây nên mất cân bằng giữa quá tình tạo xương và hủy xương. Những người tuổi cao và phụ nữ mãn kinh thường mắc loãng xương nguyên phát.

- Loãng xương thứ phát có liên quan đến một số bệnh mạn tính như: người bị gan mãn tính, bệnh cường giáp, bệnh đái tháo đường,viêm khớp dạng thấp, thiếu dinh dưỡng, bệnh lý cột sống, cắt dạ dày…và các bệnh di truyền hoặc do người bệnh sử dụng lâu ngày thuốc lợi tiểu,thuốc corticoid,… cũng gây loãng xương.

loãng xương

Người nào có nguy cơ cao mắc bệnh loãng xương?

Những người dễ mắc loãng xương nhất, bao gồm:

- Yếu tố di truyền: Trong gia đình có tiền sử người bị loãng xương.

- Yếu tố tuổi: Người cao tuổi mật độ xương giảm, nam giới trên 50 tuổi sẽ mất 0,4% xương/ năm, nữ giới từ 30 tuổi trở lên mỗi năm mất khoảng 0,75 – 1% xương.

- Giới tính: Nữ giới thường có tỉ lệ mắc loãng xương cao hơn nam giới, nhất là phụ nữ sau tuổi mãn kinh thì tỉ lễ mắc loãng xương càng cao.

- Những người có dáng vóc bé nhỏ, đặc biệt khi cơ thể họ kém chất dinh dưỡng, thiếu canxi, vitamin D…

- Người thường xuyên sử dụng chất kích thích như: Rượu bia, thuốc lá…

- Người ít vận động thể lực, những người phải nằm bất động lâu ngày.

- Những người mắc các bệnh lý mãn tính như: Viêm khớp dạng thấp, đái tháo đường, cường giáp… cũng dễ bị loãng xương.

Bệnh loãng xương thường diễn biến âm thầm

Thông thường, quá trình loãng xương không có triệu chứng gì đặc biệt và nó diễn ra âm thầm, người bệnh không biết mình bị loãng xương, chỉ khi cơ thể gặp các biến chứng xẹp xương, gãy xương… thì tình trạng bệnh đã ở giai đoạn nặng.

Một số biểu hiện thường gặp của bệnh loãng xương:

- Đầu xương bị đau nhức, bị mỏi dọc các xương dài, toàn thân bị đau như bị châm chích, đau nhất khi về đêm, thậm chí khi người bệnh nghỉ ngơi cơn đau vẫn xuất hiện.

- Lúc đầu cơn đau có thể đau quanh cột sống, sau sẽ lan sang sườn, khi người bệnh thay đổi tư thế sẽ càng đau…

- Cơ thể thay đổi, chiều cao bị giảm, lưng bị gù…

- Thường xuyên bị chuột rút ở các cơ, người ớn lạnh, đổ mồ hôi...

các mức độ loãng xương

 

Tác hại do loãng xương gây ra

Người bị bệnh loãng xương nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, sẽ gây hậu quả nặng nề. Nguy hiểm nhất có thể bị rạn, nứt, thậm chí gãy xương. Những người bị loãng xương nặng, cơ thể chỉ cần một va chạm nhẹ cũng có thể dẫn tới gãy xương.

Các xương cột sống, xương cẳng tay, cánh tay, xương đùi, cẳng chân sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất khi người bệnh bị loãng xương bởi những xương này chịu lực của cơ thể nhiều nhất.Người cao tuổi bị loãng xương thường hay gặp các bệnh lý như gãy cổ xương đùi, gãy khớp háng, gãy cổ tay…

Những người trên 50 tuổi bị loãng xương, trong số đó có tới 75% trường hợp phụ nữ và 25% nam giới bị gãy xương đùi.

Trường hợp gãy xương khiến cơ thể bị biến dạng, gây đau đớn cho người bệnh, giảm khả năng vận động, giảm tuổi thọ…

Những người bị loãng xương sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh lý về tim mạch, viêm phổi, biến chứng suy hô hấp… nguyên nhân có thể do cơ thể họ phải bất động nhiều khi bị nứt, gãy xương.

Bệnh loãng xương còn gây một số biến chứng nguy hiểm khác như cột sống bị lún, xương bị cong, vẹo…khiến chiều cao của người bệnh bị giảm.

Phương pháp phòng ngừa bệnh loãng xương

Để phòng ngừa bệnh loãng xương, mỗi người cần tự có ý thức xây dựng cho mình chế độ ăn uống phù hợp và khoa học, bổ sung cho cơ thể đầy đủ nguồn canxi và vitamin D cần thiết.

Nhu cầu canxi của con người sẽ tùy theo lứa tuổi, với trẻ em dưới 15 tuổi, mỗi ngày cần 600 – 700 mg canxi, trẻ em trên 15 tuổi và người lớn sẽ cần 1000mg/ngày, những người trên 50 tuổi, mỗi ngày cần bổ sung 1200mg canxi. Hãy bổ sung canxi tốt nhất từ các nguồn thực phẩm như tôm, cua, cá, và sữa…

Cần thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, đặc biệt là vận độngngoài trời để hấp thu lượng vitamin D quý giá giúp cơ thể khỏe mạnh, xương khớp dẻo dai, đồng thời cũng tăng sức mạnh cho hệ tim mạch và tăng cường hô hấp…

Liệu pháp massage có rất nhiều lợi ích, trong đó có giúp tăng cường tuần hoàn máu, kích thích qua trình trao đổi chất, giúp cung cấp đủ chất dinh dưỡng và oxy cho cơ thể, đặt biệt là hệ xương. Việc sử dụng máy massage hoặc ghế massage mỗi ngày sẽ giúp cơ thể được thư giãn, phòng nhừa một số bệnh liên quan đến xương khớp.

Đối với người cao tuổi cần thận trọng, tránh bị ngã, làm việc và luyện tập ở mức độ vừa phải. Không dùng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia...

Nếu cảm thấy có dấu hiệu đau mỏi cột sống, xương khớp, đau cơ bắp hoặc thường xuyên bị chuột rút…hãy tới ngay các cơ sở y tế để bác sĩ khám, phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Tránh để tình trạng bệnh loãng xương nặng sẽ khó kiểm soát bệnh và gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.

Mua 1 tặng 3
Để lại thông tin để nhận ngay ưu đãi lên tới 50%
Lưu ý : ưu đãi áp dụng tuỳ từng mẫu ghế
Bài viết liên quan

Thời gian cần thiết để liền xương bị gãy

Những người bị gãy xương gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt cũng như đời sống hàng ngày. Và vấn đề họ quan tâm nhất ...

Tìm hiểu bệnh viêm thoái hoá khớp ngón tay

Viêm thoái hoá khớp ngón tay là bệnh lý thường gặp trong cuộc sống, bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra. Người bị viêm ...

Phương pháp điều trị bệnh loãng xương

Bệnh lý loãng xương thường gặp nhất ở người độ tuổi trung niên, đặc biệt là người cao tuổi và phụ nữ tuổi mãn kinh. ...

Bệnh loãng xương và phương pháp điều trị dự ...

Phương pháp điều trị dự phòng sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ loãng xương và các biến chứng đáng tiếc do loãng xương gây nên ...
Chính sách
Chính sách trả góp Mua trả góp qua thẻ tín dụng ngân hàng, không lãi suất, không chứng minh thu nhập, không thế chấp tài sản.
Chính sách bảo hành Thời gian bảo hành ghế massage là 6 năm. Bảo hành những lỗi hỏng hóc, sự cố kỹ thuật xảy ra do lỗi của nhà sản xuất.
Chính sách đổi trả Sản phẩm lỗi do nhà sản xuất : Miễn phí đổi sản phẩm khác có giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị sản phẩm lỗi, khách hàng bù tiền chênh lệch nếu có.
Chính sách vận chuyển Miễn phí vận chuyển và lắp đặt khi mua các sản phẩm ghế massage toàn thân Okasa trên toàn quốc.
Loading...