Giảm tình trạng đau ngực trước kỳ kinh

Đa phần phụ nữ trước khi bước vào chu kỳ kinh nguyệt thường gặp tình trạng đau ngực, gây khó chịu và mệt mỏi. Vậy làm thế nào để có thể trải qua những ngày đèn đỏ một cách nhẹ tênh? Hãy cũng tham khảo một số cách tự nhiên sau đây để cải thiện các cơn đau cũng như sự khó chịu nhé.

Triệu chứng thường gặp vào chu kỳ kinh nguyệt

Khi sắp bước vào thời kỳ kinh nguyệt, phụ nữ thường có một số dấu hiệu ở ngực như:

- Sưng đau ngực: Ngực bị sưng hoặc vón cục, thêm vào đó là xuất hiện các cơn đau âm ỉ hoặc cơn đau nhói lên ở cả 2 bầu ngực. Cơn đau thường xuất hiện khoảng 1 – 2 tuần trước mỗi kỳ kinh.

- Ngực có sự thay đổi:  Khi dùng tay sờ vào ngực có thể cảm nhận mô vú dày đặc, núm vú sẽ nhạy cảm hơn bình thường.

- Khi bắt đầu có kinh thì ngực sẽ hết đau: Khi bắt đầu có kinh nguyệt thì các triệu chứng đau ngực sẽ hết, không còn đau nhũ hoa. Lúc này cảm giác ở ngực sẽ hoàn toàn trở lại bình thường.

Giảm tình trạng đau ngực trước kỳ kinh

Cải thiện tình trạng đau ngực trước kỳ kinh

Hãy lựa chọn cho mình chiếc áo ngực thoải mái

Không nên mặc áo ngực độn để tránh gây kích ứng da. Áo ngực phù hợp sẽ ngăn ngừa cảm giác khó chịu khi bị đau ngực trước kỳ kinh. 

Cách tốt nhất hãy mặc áo không gọng, chất liệu mềm mại và kích thước thoải mái so với vòng ngực của mình.

Massage ngực nhẹ nhàng

Để cải thiện các cơn đau ngực trước kỳ kinh, hãy thực hiện những thao tác massage ngực nhẹ nhàng, kết hợp với các loại tinh dầu massage như dầu dừa, dầu ô liu…

Massage ngực sẽ có tác dụng giúp tăng lượng bạch huyết và lưu lượng máu tới ngực. Điều này khiến cho vùng ngực trở nên mềm mịn và đàn hồi tốt hơn. 

Ngoài ra, nếu thực hiện thói quen massage ngực thường xuyên sẽ đem lại vòng ngực quyến rũ hơn.

Giảm tình trạng đau ngực trước kỳ kinh

Các bước tự massage ngực:

- Hãy xoa 2 bàn tay để tạo độ ấm và mềm mại để tránh gây kích ứng da.

- Tiếp theo, xòe cả 2 bàn tay rồi đặt lên hai bầu ngực và thựchiện thao tác massage theo chuyển động tròn. Tay phải xuôi theo chiều kim đồng hồ, tay trái thực hiện theo chiều ngược lại.

- Sau đó, chuyển động tay nhẹ nhàng để massage ngực với mỗi lẫn xoa nhẹ trong vài giây. Khi thực hiện kĩ thuật massage nên tránh chạm vào núm vú và giảm lực tác động khi cảm thấy đau.

- Thời gian cho mỗi lần massage ngực từ 5 – 15 phút, 2 lần/ngày và ít nhất 1 lần/tháng.

Chườm nóng hoặc lạnh

- Thực hiện liệu pháp chườm nóng có thể giúp bạn cải thiện lưu lượng máu đến ngực để làm dịu cơn đau và bớt đi sự khó chịu.

Có thể chườm nóng bằng cách dùng khăn bông mềm thấm nước nóng và chườm lên bầu vú. Hoặc có thể sử dụng miếng đệm nóng, túi sưởi khô,…để chườm lên ngực trong khoảng 15 – 20 phút.

=> Lưu ý những trường hợp nên tránh chườm nóng: Người mắc bệnh như tiểu đường, trường hợp bị viêm da, những người bị huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc bị đa xơ cứng, người bệnh tim hoặc cao huyết áp.

Giảm tình trạng đau ngực trước kỳ kinh

- Ngoài ra, có thể thực hiện liệu pháp chườm lạnh bằng cách dùng túi nước đá chườm lên ngực, điều này cũng sẽ đem lại tác dụng giúp giảm đau ngực trước kỳ kinh. Khi chườm lạnh chỉ nên chườm tối đa khoảng 15 phút và tránh chườm trực tiếp lên da để không gây tổn thương da hoặc mô thần kinh.

Điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học

- Hạn chế sử dụng thực phẩm có chứ caffeine trong cà phê, nước ngọt…; Tránh ăn chocolate; Không sử dụng các loại thuốc không kê đơn.

- Hạn chế ăn các loại chất béo không lành mạnh. Cần có chế độ ăn uống ít chất béo, nhất là giảm chất béo bão hòa để giảm nồng độ estrogen, giúp cải thiện tình trạng căng tức ngực trước kỳ kinh.

- Nên ăn các loại thực phẩm bổ dưỡng khi bước vào kỳ kinh nguyệt. Hãy ăn nhiều cá, bổ sung cho cơ thể các loại đậu, các loại hạt, sữa đậu nành, sữa hạnh nhân, dầu ô liu,…

- Bổ sung vitamin cho cơ thể. Một số loại vitamin đã được bác sĩ khuyến cáo sử dụng là vitamin E, vitamin B6, đem lại công dụng giúp giảm đau ngực. Vitamin có nhiều trong cây cải cay, cải bó xôi,… các loại quả và các loại hạt.

Giảm tình trạng đau ngực trước kỳ kinh

Tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng

Một số bài tập thể dục nhẹ nhàng có thể thực hiệntrước kỳ kinh như đi bộ, đạp xe, tập yoga…Các bài tập này có tác dụng giúp giảm các triệu chứng căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi, cải thiện cơn đau… 

Ngoài ra, thói quen đi bộ còn giúp có giấc ngủ ngon hơn và tăng cường hệ miễn dịchkhỏe mạnh. Tuy nhiên, cần lưu ý trong những ngày đau ngực cần tránh vận động mạnh, không tập luyện với cường độ cao… để tránh gia tăng cơn đau và gây mệt mỏi.

Thư giãn toàn thân

Tạo sự thư giãn là cách để tái tạo lại năng lượng, do vậy hãy thực hiện các liệu pháp giúp thư giãn toàn thân như tắm nước ấm, xông hơi hoặc đi spa.

Sắp xếp thời gian và công việc để tránh stress, đặc biệt cần ngủ đủ giấc để cơ thể không bị kiệt sức trước kỳ kinh.

Mua 1 tặng 3
Để lại thông tin để nhận ngay ưu đãi lên tới 50%
Lưu ý : ưu đãi áp dụng tuỳ từng mẫu ghế
Bài viết liên quan

Phương pháp giảm đau cơ xương khớp ở người ...

Bệnh đau cơ xương khớp xảy ra khá phổ biến, nhất là ở những người trong độ tuổi trung niên. Tuy nhiên, trong thực tế ...

Massage da đầu có thể giúp kích thích mọc ...

Massage được biết tới là liệu pháp đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người, đặc biệt là sự thư giãn.  Tuy ...

Điều trị & phòng tránh tình trạng chuột rút ...

Chuột rút khi ngủ xảy ra khá phổ biến. Khi bị chuột rút sẽ làm căng các cơ khiến người bệnh bị đau, có thể là nhẹ hoặc ...

Cải thiện tình trạng chuột rút bắp chân ở bà ...

Chuột rút bắp chân sẽ gây cảm giác đau căng cứng và tê dại ở bắp chân, bàn chân, thậm chí bị chuột rút cả hai chân cùng ...
Chính sách
Chính sách trả góp Mua trả góp qua thẻ tín dụng ngân hàng, không lãi suất, không chứng minh thu nhập, không thế chấp tài sản.
Chính sách bảo hành Thời gian bảo hành ghế massage là 6 năm. Bảo hành những lỗi hỏng hóc, sự cố kỹ thuật xảy ra do lỗi của nhà sản xuất.
Chính sách đổi trả Sản phẩm lỗi do nhà sản xuất : Miễn phí đổi sản phẩm khác có giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị sản phẩm lỗi, khách hàng bù tiền chênh lệch nếu có.
Chính sách vận chuyển Miễn phí vận chuyển và lắp đặt khi mua các sản phẩm ghế massage toàn thân Okasa trên toàn quốc.
Loading...