Chuột rút bắp chân sẽ gây cảm giác đau căng cứng và tê dại ở bắp chân, bàn chân, thậm chí bị chuột rút cả hai chân cùng lúc. Tình trạng này sẽ càng khó chịu khi xảy ra vào ban đêm. Trong đó, bà bầu là nhóm đối tượng bị chuột rút bắp chân nhiều nhất. Vậy làm thế nào để cải thiện tình trạng khó chịu này? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Nguyên nhân gây chuột rút bắp chân ở bà bầu
Một số yếu tố được cho là nguyên nhân chính gây ra tình trạng chuột rút bắp chân ở bà bầu:
- Do trọng lượng cơ thể tăng
Khi thai nhi phát triển lớn mỗi ngày sẽ gây áp lực và ảnh hưởng tới hệ thống thần kinh cũng như mạch máu tới chân của mẹ. Vì vậy, khi mẹ tăng cân quá nhanh sẽ trở thành nguyên nhân gây ra chuột rút bắp chân khi ngủ, nhất là trong tam cá nguyệt thứ ba.
Giai đoạn cuối thai kỳ, bắp chân của mẹ bầu sẽ càng mỏi mệt hơn do trọng lượng cơ thể tăng nhanh và tăng nhiều hơn. Có những trường hợp mẹ bầu khi mang thai có thẻ tăng tới 15 – 20 kg so với giai đoạn trước khi mang thai.
Nếu cân nặng tăng nhanh và tăng nhiều quá mức không chỉ gây chuột rút bắp chân mà còn có thể bị tăng huyết áp, nguy cơ bị tiền sản giật, sinh non, khó sinh…
- Dinh dưỡng thiếu hụt
Chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với mẹ bầu. Đặc biệt, nếu để thiếu canxi hoặc magie có thể sẽ gây ra tình trạng chuột rút bắp chân. Bởi vì, những thành phần dinh dưỡng này có tác dụng giúp mẹ bầu khỏe mạnh và thai nhi phát triển toàn diện.
- Bị mất nước
Khi mang thai, mẹ bầu sẽ cần nhiều năng lượng để thai nhi phát triển nên dễ bị bốc hỏa và gây ra tình trạng mất nước.
Dấu hiệu nhận biết cơ thể bị thiếu nước đó là nước tiểu có màu vàng đậm. Ngoài ra, còn một số biểu hiện khác như: Môi bị bong tróc, da thô ráp, miệng bị hôi, thèm đồ ngọt, xuất hiện tình trạng đau đầu, …
Tình trạng cơ thể bị mất nước sẽ khiến cơ thể không thể tự làm mát, thân nhiệt nóng vì vậy càng tăng nguy cơ bị chuột rút.
- Ngồi nhiều
Giai đoạn mang bầu dễ khiến mẹ mỏi mệt nên sẽ ngại vận động. Đây chính là lý do khiến mẹ bầu dễ bĩ chuột rút bắp chân. Khi ít vận động sẽ làm chậm quá trình lưu thông máu còn có nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch sâu. Ngoài ra, còn khiến mẹ bầu dễ tăng cân khó kiểm soát và gây hại cho cột sống.
- Quá trình tuần hoàn máu chậm
Trong giai đoạn thai kỳ, quá trình tuần hoàn máu sẽ bị châm lại, đây là vấn đề bình thường nên mẹ bầu không cần lo lắng. Tuy nhiên, vào cuối giai đoạn thai kỳ, cơ thể mẹ bầu sẽ trải qua quá trình gia tăng thể tích máu. Điều này sẽ góp phần khiến quá trình lưu thông máu chậm hơn và trở thành nguyên nhân gây ra tình trạng chuột rút bắp chân.
Điều trị chứng chuột rút bắp chân ở bà bầu
Chuột rút bắp chân sẽ gây đau và khó chịu cho mẹ bầu, nhất lá vào ban đêm. Vì vậy, đề cải thiện tình trạng này, mẹ bầu có thể áp dụng một số phương pháp sau đây:
- Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý
Tình trạng tăng cân không kiểm soát không chỉ gây ra tình trạng chuột rút bắp chân ở mẹ mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Do vậy, mẹ hãy điều chỉnh và kiểm soát cân nặng của mình ở mức độ cho phép trong giai đoạn mang thai.
- Mẹ bầu nên uống nhiều nước hàng ngày
Các chuyên gia về sức khỏe khuyến cáo, mỗi ngày mẹ bầu nên uống khoảng 2,5 lít nước. Hãy lưu ý uống nước thường xuyên chứ đừng đợi tới khi khát mới uống.
Ngoài uống nước lọc, mẹ bầu còn có thể bổ sung nước từ các loại rau củ,trái cây, nước ép trái cây… sẽ giúp bổ sung thêm lượng vitamin cho cả mẹ và bé.
- Bổ sung đủ lượng dinh dưỡng thiết yếu
Bổ sung canxi trong mỗi khẩu phần ăn hàng ngày cũng là cách để ngăn ngừa tình trạng chuột rút bắp chân hiệu quả. Ngoài ra, mẹ bầu có thể bổ sung sắt và axit folic,… theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Một số thực phẩm giàu canxi mà mẹ bầu có thể bổ sung trong mỗi bữa ăn hàng ngày như: Phô mai; Các loại sữa như: Sữa chua, sữa tươi, sữa bầu; Hải sản; Các loại rau có màu xanh thẫm…
- Massage chân thường xuyên sẽ hạn chế bị chuột rút bắp chân
Massage chân đúng cách sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mẹ bầu, đặc biệt giảm hẳn triệu chứng chuột rút. Thời gian massage tốt nhất là vào buổi sáng hoặc buổi tối trước khi đi ngủ. Mẹ bầu hãy dành ra 10 -15 phút để massage chân, diều này sẽ cải thiện tình trạng đau nhức và chuột rút.
- Hãy thực hiện các động tác vận động thể chất nhẹ nhàng
Hoạt động thể chất nhẹ nhàng với các bài tập như đi bộ, bơi lội, yoga…sẽ rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu, nhất là tránh được các cơn đau nhức gây khó chịu.
- Lưu ý trong các hoạt động và sinh hoạt hàng ngày
Luôn giữ cơ thể ở trạng thái thoái mái bằng cách lưu ý mặc quần áo, giày dép rộng rãi để giúp máu lưu thông dễ dàng hơn.
Khi ngồi, hãy tránh ngồi vắt chéo chân.
Buổi tối ngủ cần lưu ý kê gối dưới chân.
Trường hợp bị chuột rút , hãy duỗi thẳng chân và đưa gót chân ra trước sẽ giúp nhanh chóng làm dịu cơn đau nhức.
Tạo thói quen xoa bóp chân hàng ngày sẽ rất tốt để ngăn ngừa tình trạng chuột rút bắp chân.