Hiện tượng đau cơ mông là dấu hiệu của bệnh gì?
Hiện tượng đau cơ mông có thể xảy ra ở một bên mông hoặc là cả hai bên mông.
Nếu chỉ đau nhức cơ mông 1-2 lần rồi không bị nữa thì không có gì đáng lo ngại. Vì có thể đó là do hoạt động quá sức hay leo núi mới xảy ra tình trạng cơ mông bị đau. Nhưng nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên thì có thể bạn đang phải đối mặt với một số bệnh sau:
-
Hiện tượng đau cơ mông do bệnh thần kinh tọa
Cơn đau điển hình của bệnh thần kinh tọa chính là những cơn đau cơ xuất hiện ở mông trái hay mông phải và có khi là cả hai bên kéo theo các vị trí có dây thần kinh tọa đi qua. Đau cơ mông do thần kinh tọa thường đau ở cơ mông rồi lan xuống phía sau đùi và bàn chân gây cảm giác nhức buốt và đau âm ỉ khiến cho người bệnh cảm thấy nhức nhối, khó chịu.
-
Hiện tượng đau cơ mông do bệnh thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng các rễ thần kinh xung quanh bị chèn ép nặng do đĩa đệm bị lệch hoặc chồi ra khỏi vị trí của hai đốt sống. Gây ra các cơn đau nhức cơ mông và vùng lưng. Nếu không điều trị sớm có thể gây ra những biến chứng dẫn đến mất khả năng vận động của cơ thể.
-
Hiện tượng đau cơ mông do bệnh viêm bao hoạt dịch
Viêm bao hoạt dịch là hiện tượng những bao chứa dịch xung quanh khớp và đệm cho xương bị viêm sưng do vi khuẩn và virus gây ra. Những vùng hay bị ảnh hưởng nhất của viêm bao hoạt dịch chính là những bộ phận có chứa bao hoạt dịch như khớp xương chậu ( vùng mông), vai, khớp, háng, khuỷu tay và khớp thường bị ảnh hưởng nhất. Do đó khi viêm bao hoạt dịch ở này dễ gây ra các cơn đau cơ mông. Đặc biệt khi ngồi hay nằm thì sẽ càng đau hơn kèm theo đó là hiện tượng sưng phù và đỏ da. Và các cơn đau cơ mông có thể lan xuống phía sau đùi.
-
Hiện tượng đau cơ mông do U nang lông
U nang lông đa phần xuất hiện do lông mọc ngược vào trong da. Đồng thời một khối u nang lông còn có thể chứa da chết hoặc vụn lông tóc và mủ và có xu hướng phát sinh ở khu vực xương đuôi gần mông, do đó dễ dàng hình thành hiện tượng đau cơ mông kèm theo đó là mưng mủ, màu da chuyển đỏ và gây mùi khó chịu. Bệnh này thường phổ biến ở nam giới đặc biệt là người thường xuyên ngồi.
-
Hiện tượng đau cơ mông do rối loạn chức năng xương khớp cùng -chậu
Khớp cùng – chậu kết nối giữa xương cùng và xương chậu. Rối loạn chức năng xương khớp cùng- chậu xảy ra khi khớp này bị viêm có thể gây đau ở phần thấp của lưng và cơn đau có thể lan xuống mông và chân. Những vận động như chạy bộ, leo núi thậm chí chỉ là đi bộ cũng gây đau nhiều hơn
-
Hiện tượng đau cơ mông do các chấn thương gây căng cơ, bầm tím
Những vết bầm tím ở vùng mông có thể xảy ra khi bị ngã, trượt chân, trượt patin, đá bóng, đánh cầu lông,...Sắc tố xanh đen của vết bầm gây ra do sự phá hủy các mạch máu dưới da gây máu thoát ra ngoài gây nên đau nhức cơ mông.
Căng cơ xảy ra khi cơ mông bị giãn ở một trong các cơ mông sau: cơ mông bé, cơ mông nhỡ và cơ mông lớn gây ra đau nhức cơ ở vùng mông. Vấn đề này thường xảy ra khi tập thể thao quá mức, không khởi động trước khi tập và chơi thể thao...
Các điều trị hiện tương đau cơ mông
Một số biện pháp làm giảm nhanh đau cơ mông như:
Chườm lạnh hoặc chườm nóng: giúp làm giảm sưng phù và giảm đau. Lấy túi chườm lạnh hoặc chườm nóng chườm lên vùng bị sưng đau tầm 15' mỗi lần chườm
Tập co giãn cơ chân, hông và mông
Không vận động hoặc thực hiện các động tác gây ảnh hưởng tới vùng mông
Tiến hành tập vật lý trị liệu
Nghỉ ngơi để có thời gian lành lặn sau chấn thương
Dùng thuốc giảm đau( không nên lạm dụng thuốc)
Khi áp dụng các biện pháp trên mà không thấy đỡ thì cần đi kiểm tra ở các cơ sở y tế để có biện pháp điều trị kịp thời.
Thông qua bài viết này hy vọng các bạn sẽ có được những thông tin hữu ích về hiện tượng đau nhức cơ mông.
Các biện pháp trên không đủ hãy sử dụng ghế massage, rất hữu hiệu để loại bỏ hiện tượng đau cơ mông ra khỏi cuộc sống của bạn. Để biết ghế massage có công dụng như thế nào và giá cả ra sao vui lòng truy cập trang chủ https://okasa.vn/ của chúng tôi.