Hiểu về bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ là một thuật ngữ y học dùng để chỉ sự phá vỡ cấu trúc bình thường của các thành phần nơi cột sống cổ. Đây là một vấn đề sức khỏe khá phổ biến hiên nay. Nguyên nhân ở gây bệnh ở người lớn tuổi lá quá trình lão hóa tự nhiên. Người trẻ cũng mắc bệnh này do sinh hoạt sai cách, lười vận động hoặc ngồi nhiều và sai tư thế.

Trong nội dung dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ nhé.

Nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ

Xương cột sống bao gồm cột sống cổ, cột sống lưng, và thắt lưng. Bao gồm các đốt sống xếp chồng lên nhau, ở giữa là các đĩa đệm có vai trò giảm chấn, ngoài ra là tủy sống, rễ thần kinh, các mô cơ khác. Thoái hóa có thể xảy ra ở một hoặc nhiều bộ phận, vị trí khác nhau dọc theo cột sống.

Thoái hóa đốt sống cổ thường có xu hướng nặng dần theo thời gian, và chịu tác động của một số yếu tố nguy cơ như:

Hiểu về bệnh thoái hóa đốt sống cổ

- Chấn thương tại cột sống khi lao động, tham gia giao thông, vấp ngã… nhưng không được điều trị dứt điểm.

- Do làm việc quá sức.

- Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo, thiếu các chất khoáng cần thiết như canxi, magie…

- Lạm dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.

- Thừa cân và béo phì khiến trọng lượng cơ thể gây đè nén lớn lên cột sống.

- Tập luyện thể dục thể thao quá mức, không đúng phương pháp, sai kĩ thuật, bỏ qua khởi động.

- Do yếu tố di truyền.

Ngoài ra, nằm ngủ sai tư thế, dùng gối quá cao, quá cứng, nằm nghiên một bên thường xuyên cũng có thể làm tăng tình trạng thoái hóa cột sống cổ.

Lý do dân văn phòng thường bị thoái hóa cột sống

Những người làm việc văn phòng đều có chung đặc điểm là ngồi nhiều và tiếp xúc thường xuyên với máy tính. Và đây chính là những nguyên nhân khiến cho căn bệnh thoái hóa cột sống được xếp vào là một trong những bệnh văn phòng phổ biến.

Hiểu về bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Việc trang bị bàn ghế văn phòng là đồng bộ. Những người quá cao hoặc quá thấp thường sẽ phải đặt tay ở vị trí cao hoặc thấp hơn, cổ cũng phải cúi xuống quá sâu hoặc ngửa lên để quan sát màn hình, dần dần ảnh hưởng tới cột sống. Trong thời gian làm việc cũng thường xuyên ngồi trên ghế, ít cử động, chỉ nhìn lên, nhìn xuống nên nguy cơ bị thoái hoát đốt sống cổ càng cao.

Ngồi lâu, ngồi nhiều khiến chúng ta bị đau mỏi, do đó sẽ không giữ được tư thế chuẩn ban đầu (thẳng lưng) thường có xu hướng trượt mông xuống và ngả đầu và thành ghế, nằm gục trên bàn, ngồi vẹo người… Cũng khiến cột sống bị ảnh hưởng.

Tiếp xúc thường xuyên với màn hình máy tính khiến người dùng hay cúi đầu ra trước để quan sát màn hình, điều này cũng làm gia tăng nguy cơ bị thoái hóa cột sống.

Triệu chứng và chẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ

- Người bệnh có cảm giác bị đau nhức, mỏi khi thực hiện các động tác cần đến cổ. Nhiều người thậm chí còn bị đau nhức cả khi nằm nghỉ.

- Trong nhiều trường hợp, người bệnh không cảm thấy các triệu chứng  khác thường trong một khoảng thời gian, sau đó những cơn đau xuất hiện trở lại.

- Khó vận động, cảm giác cổ bị vướng, vẹo cổ.

Hiểu về bệnh thoái hóa đốt sống cổ

- Cơn đau ở cổ có thể lan ra những vùng xung qhanh như tai, gáy, đầu, chẩm, trán, bả vai, thậm chí là hai cánh tay.

- Khi ấn vào các gia xương cũng như các mỏm ngang của xương cột sống cổ tháy cảm giác cứng gáy. Khi chụp X-quang thấy đường cong sinh lý tự nhiên bị mất, hẹp đĩa lên đốt sống, biến dạng tại thân đốt, có gai xương.

- Nếu bị thoái hóa từ đốt C1 – C4 thì thường bệnh còn có triệu chứng bị nấc, ngáp, chóng mặt.

- Cảm giác khó chịu như có luồng điện chạy dọc xuống cổ, dọc xương sống, lan ra các chi, ngón, nhấ là khi cúi cổ ra trước. Có thể chỉ xảy ra trong khoảng thời gian rất ngắn hoặc kéo dài.

- Thoái hóa đốt sống cổ có thể gây tổn thương tới lỗ tiếp hợp, làm rối loạn tuần hoàn não. 

Thoái hóa cột sống thường được phát hiện thông qua các xét nghiệm lâm sàng, chụp hệ thống xương cột sống. Các bác sĩ cũng quan sát các dấu hiệu cơ bản của bệnh như: Đau sau cổ, mỏi cổ - bả vai – cánh tay. Những người bị thoái hóa lâu năm còn có thể bị đau ở cánh tay, buốt đến tận các ngón, đau ở đỉnh đau, đau tức hốc mắt…

Phòng ngừa và điều trị thoái hóa đốt sống cổ

Nếu thoái hóa nhẹ thì người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi đầy đủ, có thể áp dụng liệu pháp massage để giảm đau nhức, đeo đai cổ một thời gian.

Hiểu về bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Bệnh nặng hơn, đĩa đệm lồi ra ngoài và chạm vào dây thần kinh, tủy sống thì cần được vật lý trị liệu phục hồi chức năng, hoặc phẫu thuật.

Ở mức độ nhẹ, cần nghỉ ngơi, thư giãn, kết hợp liệu pháp xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu hay tập luyện đốt sống cổ nhẹ nhàng, đúng phương pháp. Đeo đai cổ một thời gian ngắn để hạn chế chuyển động và giữ tư thế sinh lý đầu cổ…

Khi có bệnh rễ thần kinh do lồi, thoát vị đĩa đệm, ngoài việc dùng các biện pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng, người bệnh cần được kéo giãn đốt sống cổ và thư giãn, tránh các tư thế đầu cổ sai lệch hoặc tăng trọng tải vùng đầu cổ.

Để phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ các bạn cần thực lưu ý một số điểm sau:

- Hạn chế ngồi nhiều, nếu do công việc thì sau mỗi 1 – 2h các bạn nên đứng dậy đi lại, vận động.

- Không nên có những động tác xoay hay vặn phần cổ đột ngột, sẽ khiến tăng thoái hóa cột sống.

- Không nên đội vật nặng ở trên đầu.

- Nên thường xuyên luyện tập thể dục thể thao đúng cách, phù hợp thể trạng.

- Khi ngủ nên thường xuyên thay đổi tư thế để tránh vẹo cổ.

Ngày nay trên thị trường có nhiều loại ghế massage có khả năng chăm sóc chuyên sâu cho vùng cổ - vai – gáy. Ghế massage toàn thân còn có chế độ kéo giãn, massage không trọng lực làm giãn các đốt sống, giúp cơ thể được thư giãn tốt hơn. Các bạn có thể trang bị ghế để thường xuyên sử dụng tại nhà.

Bài viết liên quan

Bí quyết giảm đau cơ sau khi tập gym

Tình trạng đau nhức cơ sau khi tập gym hoặc thể dục thể thao rất phổ biến, thường là 1 – 2 ngày sau khi tập ở cường độ ...

Bệnh phù chân ở người già

Người cao tuổi là đối tượng thường gặp nhiều vấn đề liên quan tới sức khỏe do tác động của quá trình lão hóa, hệ thống ...

Mất ngủ do những nguyên nhân nào gây ra?

Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng, góp phần để có được sức khỏe tốt. Vì vậy, khi bị thiếu ngủ, mất ngủ sẽ ảnh hưởng ...

Thực hiện phương pháp xoa bóp bấm huyệt điều ...

Mất ngủ, đặc biệt là tình trạng mất ngủ kinh niên gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Để ...
Chính sách
Chính sách trả góp Mua trả góp qua thẻ tín dụng ngân hàng, không lãi suất, không chứng minh thu nhập, không thế chấp tài sản.
Chính sách bảo hành Thời gian bảo hành ghế massage là 6 năm. Bảo hành những lỗi hỏng hóc, sự cố kỹ thuật xảy ra do lỗi của nhà sản xuất.
Chính sách đổi trả Sản phẩm lỗi do nhà sản xuất : Miễn phí đổi sản phẩm khác có giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị sản phẩm lỗi, khách hàng bù tiền chênh lệch nếu có.
Chính sách vận chuyển Miễn phí vận chuyển và lắp đặt khi mua các sản phẩm ghế massage toàn thân Okasa trên toàn quốc.
Loading...