Hiểu về bệnh viêm quanh khớp vai thể đông cứng

Viêm quanh khớp vai thể đông cứng là bệnh lý có tỉ lệ người mắc chỉ đứng sau viêm quanh khớp vai thông thường. Bệnh này có đặc tính gây đau và làm hạn chế các vận động ở khớp vai. Viêm quanh khớp vai thể đông cứng rất khó để điều trị dứt điểm, đòi hỏi người bệnh cần phải có thời gian và kiên trì.

Tại sao lại gọi là viêm quanh khớp vai thể đông cứng?

Vai được cấu tạo gồm 3 xương là xương cánh tay, xương bả vai và xương đòn tạo thành khớp chỏm và ổ chảo. Mô liên kết hay còn gọi là bao khớp vai làm nhiệm vụ bao chắc quanh khớp. Chất hoạt dịch giúp bôi trơn bao khớp để vai có thể di chuyển dễ dàng.

Viêm khớp vai thể đông cứng là tình trạng bị viêm bao khớp và bao hoạt dịch, ổ viêm loét sẽ làm dính các nếp gấp của bao khớp khiến lúc cần giãn thì bao khớp lại không tách ra được. Khi bị ổ hoại tử xâm nhập, bao khớp sẽ trở nên dày và cứng, nó dần bó cứng chỏm khớp vai khiến chỏm không trượt lên được ổ chảo làm khớp vai như bị đông cứng.

Những người trong độ tuổi từ 40 – 60 tuổi dễ mắc viêm khớp vai thể đông cứng và tỉ lệ phụ nữ bị mắc bệnh này cao hơn nam giới. Ngoài ra, người mắc bệnh tiểu đường cũng có nguy cơ bị viêm khớp vai thể đông cứng cao hơn người thường.

Hiểu về bệnh viêm quanh khớp vai thể đông cứng

Viêm quanh khớp vai thể đông cứng có triệu chứng gì?

Viêm quanh khớp thể đông cứng thường xuất hiện cơn đau nhức âm ỉ, khi người bệnh di chuyển cánh tay thì cơn đau tăng dần. Cơn đau xuất hiện ở vùng vai ngoài và cánh tay.

Khi bị viêm khớp vai đông cứng, bao khớp vai sẽ dày lên, cứng và căng chặt, các dải mô liên kết cũng dày lên, lượng dịch trong khớp giảm đi.

Dấu hiệu rõ nhất của bệnh viêm khớp vai thể đông cứng là xuất hiện cơn đau dữ dội ở vùng vai, người bệnh gặp khó khăn khi di chuyển vai.

Viêm quanh khớp vai thể đông cứng có biểu hiện lâm sàng, diễn biến qua 3 giai đoạn:

- Ở giai đoạn đau khớp vai: Những cơn đau ban đầu sẽ nhẹ, sau khoảng vài tuần hoặc vài tháng cơn đau sẽ tăng dần, lúc này sẽ đau nhiều về đêm và đau ngay cả khi người bệnh nghỉ ngơi. Giai đoạn đầu, đau khớp vai chưa gây hạn chế các vận động của khớp vai, nhưng tầm vận động đã bị ảnh hưởng, khi người bệnh đưa tay ra sau, nâng lên cao đã bị hạn chế.

- Giai đoạn khớp vai đông cứng sẽ sau 6 – 8 tháng: Giai đoạn này khả năng vận động của khớp vai đã gần như bị đông cứng. Khi cánh tay vận động sẽ kéo theo cả bả vai bởi khớp ổ chảo - cánh tay gần như không hoạt động được, người bệnh rất khó để cử động và với tay lên cao. Chức năng của tay có phần vai đông cứng bị suy giảm nghiêm trọng. Khớp càng đông cứng, triệu chứng đau càng giảm nhưng nó không mất hoàn toàn. 

- Giai đoạn tan đông: Khả năng vận động của khớp vai sẽ được cải thiện, có dấu hiệu tăng dần nhưng từ từ, có thể chỉ mất khoảng 1 tháng, cũng có khi phải kéo dài tới cả năm để khớp vai hoạt động lại bình thường. Khi khả năng vận động của khớp vai tăng lên thì cơn đau cũng quay trở lại, tuy nhiên sẽ không đau nhiều và sau vài tháng khi khớp vai trở lại bình thường, cơn đau sẽ hết.

Hiểu về bệnh viêm quanh khớp vai thể đông cứng

Viêm quanh khớp vai thể đông cứng do nguyên nhân nào gây ra?

Cho tới nay các nguyên nhân gây nên viêm khớp vai thể đông cứng vẫn chưa được xác định rõ. Song một số yếu tốt được cho là đã gây ra bệnh như:

- Do giới tính: tỉ lệ nam giới bị mắc bệnh này nhiều hơn nữ giới. Độ tuổi từ 40 – 60 tuổi dễ mắc bệnh viêm khớp vai thể đông cứng nhất, người trẻ rất ít bị mắc.

- Những người đã có tiền sử chấn thương khớp vai, người từng phải để khớp vai bất động trong thời gian dài.

- Người thường xuyên chơi các môn thể thao như tennis, cầu lông,... người vận động mạnh cánh tay liên tục trong thời gian dài.

- Những người bị đột quỵ não, người bệnh đái tháo đường có tỉ lệ mắc đông cứng vai cao gấp từ 4 - 6 lần người bình thường. 

- Người bị các bệnh mãn tính khác như: viêm khớp dạng thấp, suy giáp, cường giáp, người bị bệnh phổi mãn tính…

Hiểu về bệnh viêm quanh khớp vai thể đông cứng

Phương pháp điều trị viêm quanh khớp vai thể đông cứng 

Điều trị nội khoa

Trong giai đoạn đầu của bệnh, bác sĩ có thể kê cho bệnh nhân một số loại thuốc giảm đau như Paracetamol, thuốc chống viêm NSAID có thể sử dụng bằng đường tiêm hoặc uống. 

Giai đoạn tan đông, nếu đau nhiều có thể cân nhắc dùng thuốc Corticoid kết hợp với thuốc tê trong bơm áp lực. Thuốc sẽ được bơm vào ổ khớp để bóc tách các xơ dính, khi bơm thuốc vào có cảm giác như bao khớp bị rách ra, nhưng đó là hiện tượng các xơ dính đã được bóc tách.

Khi tiêm thuốc vào ổ khớp, cần lưu ý điều kiện vô khuẩn để tránh nhiễm trùng khớp vai.

Vật lý trị liệu

- Phương pháp chống viêm, tăng tuần hoàn dinh dưỡng cho khớp vai như: sử dụng sóng ngắn, sóng cực ngắn, vi sóng, bức xạ hồng ngoại, xung điện xung…

- Người bệnh thực hiện các bài tập chức năng đúng kỹ thuật  như: bài tập con lắc, kéo nắn trị liệu bằng tay, tập với dụng cụ, các động tác vận động khớp vai gấp cánh tay ra trước rồi ra sau, xoay cánh tay… các động tác này phá điểm dính khớp, giúp giãn bao khớp, tăng diện tích vận động của vai. Người bệnh hãy dành ra ít nhất 30 phút đến 1 tiếng mỗi ngày để tập vật lý trị liệu.

Phẫu thuật

Khi phương pháp điều trị nội khoa không hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định điều trị can thiệp:

- Mổ nội soi khớp vai để bóc, tách các chỗ bị dính, cắt gai xương, các đốt xơ dính, loại bỏ các ổ viêm mạn bao khớp. Tuy nhiên sau khi thực hiện phương pháp mổ can thiệp thì người bệnh vẫn phải tập để phục hồi các chức năng tránh khớp bị dính trở lại.

- Gây tê thần kinh trên vai để kéo giãn khớp vai dưới: sau khi dùng thuốc giảm đau điều trị bệnh, sau một tuần, người bệnh sẽ được gây tê để tiến hành kéo bóc tách phần dính. Sau đó người bệnh sẽ tiếp tục được dùng thuốc giảm đau và tập vật lý trị liệu để khớp hoàn toàn hồi phục.

Để phòng ngừa các bệnh liên quan tới xương khớp, các bạn nên tăng cường vận động, thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, áp dụng liệu pháp massage, tự xoa bóp bấm huyệt thường xuyên.

Hiện nay ghế massage hiện đại được trang bị nhiều tính năng giúp thư giãn và chăm sóc sức khỏe tại nhà. Các bạn có thể trang bị cho bản thân và gia đình 1 chiếc máy massage để có thể sử dụng bất cứ khi nào có nhu cầu!

Mua 1 tặng 3
Để lại thông tin để nhận ngay ưu đãi lên tới 50%
Lưu ý : ưu đãi áp dụng tuỳ từng mẫu ghế
Bài viết liên quan

Hiểu về bệnh viêm khớp vảy nến

Bệnh viêm khớp vảy nến là một dạng viêm khớp mãn tính, nó xuất hiện ở những người bị mắc bệnh vảy nến. Bệnh viêm khớp ...

Nguyên nhân gây viêm khớp phản ứng

Viêm khớp phản ứng là tình trạng khớp bị nhiễm trùng từ các bộ phận khác trong cơ thể như từ ruột, từ đường tiết niệu, ...

Những điều cần lưu ý khi chăm sóc người bị ...

Xương bàn chân là nơi chịu lực của cơ thể vì thế khi gặp chấn thương dễ dẫn tới gãy xương bàn chân, làm mất vận động và ...

Những điều cần biết về thay lại khớp háng

Khi bị gãy xương đùi thì thay khớp háng là phương pháp điều trị phổ biến. Phẫu thuật thay khớp háng rất phức tạp và chi ...
Chính sách
Chính sách trả góp Mua trả góp qua thẻ tín dụng ngân hàng, không lãi suất, không chứng minh thu nhập, không thế chấp tài sản.
Chính sách bảo hành Thời gian bảo hành ghế massage là 6 năm. Bảo hành những lỗi hỏng hóc, sự cố kỹ thuật xảy ra do lỗi của nhà sản xuất.
Chính sách đổi trả Sản phẩm lỗi do nhà sản xuất : Miễn phí đổi sản phẩm khác có giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị sản phẩm lỗi, khách hàng bù tiền chênh lệch nếu có.
Chính sách vận chuyển Miễn phí vận chuyển và lắp đặt khi mua các sản phẩm ghế massage toàn thân Okasa trên toàn quốc.
Loading...