Xơ vữa động mạch là tình trạng nguy hiểm đối với sức khỏe con người. Do vậy thực hiện tầm soát và điều trị phòng ngừa nguyên phát các biến cố tim mạch là vô cùng cần thiết, nhất là những người có nguy cơ cao. Khi tiến hành các xét nghiệm phục vụ cho việc chẩn đoán bệnh thì phương pháp protein phản ứng C (CRP) đóng vai trò quan trọng trong phòng chống bệnh xơ vữa động mạch.
Thế nào là xơ vữa động mạch?
Xơ vữa động mạch là tình trạng thành mạch bị xơ cứng khiến cho lòng mạch bị thu hẹp, các mảng xơ vữa làm cản trở dòng máu lưu thông, gây ra tình trạng thiếu máu nuôi đến cơ quan.
Bản chất của mảng xơ vữa đó là các phân tử lipid trong máu có nồng độ cao và chúng xâm nhập vào thành mạch. Đây được coi là vật thể lạ, có thể kích thích phản ứng viêm tại chỗ, đồng thời thu hút tiểu cầu, bạch cầu, sợi fibrin đến cô lập, bao vây, rồi lâu ngày sẽ thành vôi hóa. Vì động mạch là nơi luôn phải chịu áp lực dòng máu cao hơn các mạch máu khác nên lòng mạch rất dễ bị tổn thương, hình thành xơ vữa động mạch.
Khi cơ quan nào có mạch máu bị tắc hẹp thì nơi đó sẽ có biểu hiện thiếu máu cục bộ. Nếu động mạch tại tim bị tổn thương thì được gọi là xơ vữa động mạch vành, gây ra nhồi máu cơ tim hay bệnh tim thiếu máu cục bộ, nếu tình trạng đó diễn ra lâu dài sẽ gây suy tim.
Nếu xơ vữa động mạch tại não sẽ có nguy cơ dẫn đến nhồi máu não. Người bệnh sẽ có biểu hiện đột ngột yếu liệt nửa người, méo miệng, nói khó, tiêu tiểu không tự chủ.
Trường hợp bị xơ vữa động mạch chi dưới thì người bệnh sẽ bị đau cách hồi khi đi lại, chân tê bì, để lâu dần sẽ bị mất chức năng.
Vai trò của Protein phản ứng C đối với xơ vữa động mạch
Protein phản ứng C là một loại protein do gan tạo ra khi có nhiễm trùng hoặc do các phản ứng viêm trong cơ thể như viêm khớp dạng thấp, bệnh lý tự miễn nói chung.
Khi cơ thể chúng ta bị nhiễm trùng, do sự xuất hiện của các kháng nguyên, những tế bào bạch cầu miễn dịch sẽ lập tức bao vây và tiêu diệt vi khuẩn bằng cách sản xuất ra một số protein phản ứng C. Trong đó, các chất hóa học trung gian sẽ kích hoạt một dòng thác phản ứng và huy động thêm lượng lớn bạch cầu từ nơi khác đến tham gia, đồng thời giải phóng thêm các men tiêu hủy thành tế bào vi khuẩn.
Một số protein phản ứng C trong số đó sẽ kích thích gan sản xuất ra CRP. Vì vậy, từ lâu nồng độ CRP trong máu đã được sử dụng để xác định và đánh giá mức độ viêm hoặc nhiễm trùng.
Các giai đoạn tiến triển của xơ vữa động mạch cũng có bản chất là một chuỗi các phản ứng viêm. Nghiên cứu đã cho thấy, nồng độ CRP ở những bệnh nhân bị xơ vữa động mạch là cao hơn so với những người không bị xơ vữa động mạch.
Ngoài ra, giá trị của nồng độ CRP còn giúp nhận định trường hợp bị xơ vữa động mạch với mức độ nguy cơ các biến cố tim mạch ra sao, nhất là ở những trường hợp thuộc nguy cơ trung bình, nghĩa là yếu tố nguy cơ của xơ vữa chưa rõ ràng. Có thể là ở những người tăng huyết áp, người bị rối loạn lipid máu, bị bệnh đái tháo đường, người hút thuốc lá… và những trường hợp này chưa có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh xơ vữa động mạch tại các cơ quan.
Như vậy, nói một cách khác thì CRP sẽ giúp định hướng điều trị phòng ngừa tiên phát bằng cách để chúng ta tự thay đổi lối sống khoa học hơn hoặc chủ động dùng thuốc điều trị ngay từ đầu.
Phương pháp làm xét nghiệm đo lường protein phản ứng C
Phương pháp làm xét nghiệm đo lường protein phản ứng C được thực hiện như một xét nghiệm máu thông thường.
Kết quả định lượng CRP sẽ được phân loại thành ba mức đó là:
Mức thấp: < 1 mg/dL
Mức trung bình: 1 - 3 mg/dL
Mức cao : > 3mg/dL
Nồng độ protein phản ứng C thường tăng dần theo độ tuổi, tuy nhiên nó vẫn sẽ ổn định trong một vài tháng hoặc một vài năm.
Xét nghiệm đo lường protein phản ứng C không phải là một xét nghiệm cần kiểm tra lặp lại thường xuyên để theo dõi diễn tiến động học. Cách tốt nhất, để tránh gây nhầm lẫn sự hiện diện của tình trạng xơ vữa động mạch với các yếu tố gây nhiễu khác, người bệnh sẽ không làm xét nghiệm này trong khi đang có bất kỳ loại nhiễm trùng hoặc viêm như bị cảm lạnh hoặc cúm.
Nồng độ CRP có độ nhạy cao tăng lên nếu đi kèm các yếu tố nguy cơ khác như:Đái tháo đường, trường hợp bị suy thận, những người hút thuốc và béo phì. Vì vậy, nếu một người có hút thuốc lá hoặc bị thừa cân và có mức CRP cao, thì chỉ có thể chỉ ra yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn người bình thường.
Ngoài ra, nồng độ CRP cũng sẽ tăng cao đối với những người mắc các biến cố mạch máu cấp tính như suy tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, bệnh động mạch ngoại biên, mà không kèm theo tình trạng nhiễm trùng, phản ứng viêm nào khác.
Để phòng ngừa xơ vữa động mạch cần có chế độ ăn uống khoa học, thường xuyên vận động thể dục thể thao, kết hợp với liệu pháp massage. Massage giúp làm giãn mạch và lưu thông máu tốt hơn. Ngày nay, việc sử dụng ghế massage hoặc máy massage tại nhà để chăm sóc sức khỏe và thư giãn là rất phổ biến, đồng thời hỗ trợ phòng ngừa một số bệnh lý, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn!