Hiểu về chứng trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh là vấn đề liên quan đến tâm lý khá phổ biến ở chị em phụ nữ trong thai kỳ và sau sinh. Thống kê cho thấy có khoảng 50% bà mẹ trải qua cơn trầm cảm nhẹ ở thời điểm vài ngày sau khi em bé ra đời. Điều này là bình thường do cơ thể đang trải qua hơn 9 tháng thay đổi cả về thể chất, tinh thần và lại đang chịu những căng thẳng trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh; Ngoài ra là sự thay đổi của hóc môn trong cơ thể cũng có sự ảnh hưởng nhất định.

Vấn đề nằm ở chỗ nếu không ý thức được tình trạng này, để cho cảm xúc tiêu cực chi phối thì chị em rất dễ bị trầm cảm sau sinh, có thể gây ảnh hưởng không tốt cho cả mẹ và bé.

Nguyên nhân gây trầm cảm sau sinh

Mặc dù quá trình mang bầu và vượt cạn mang đến cho chị em niềm hạnh phục lớn lao nhưng cùng với đó là những sợ hãi, lo âu, đặc biệt là ở những người lần đầu làm mẹ. 

Nguyên nhân cụ thể của tình trạng trầm cảm sau sinh rất khó để xác định chính xác. Một số yếu tố nguy cơ gồm:

Hiểu về chứng trầm cảm sau sinh

- Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể: Estrogen, progesterone, testosterone, cortisol, hormone giáp trạng, CRH.

- Do di truyền.

- Những sự kiện lớn trong đời. 

- Sự thay đổi trong lối sống, sinh hoạt khi chăm sóc em bé.

Trầm cảm trong thai kỳ nếu không được điều trị cũng có thể dẫn đến chứng trầm cảm sau sinh

Dấu hiệu trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh được chia làm 3 cấp độ: Hội chứng buồn chán sau sinh, trầm cảm sau sinh, rối loạn tâm thần. 

Hội chứng buồn chán sau sinh

Buồn chán sau sinh (baby blues) là cấp độ nhẹ nhất của trầm cảm sau sinh, thường chỉ kéo dài vài ngày hoặc 1 – 2 tuần với các biểu hiện cụ thể như: Tâm trạng lâng lâng, lo lắng buồn bã, khó chịu trong người, cảm giác choáng váng, giảm sự tập trung, gặp vấn đề về khẩu vị, khó ngủ, khóc.

Trầm cảm sau sinh

Buồn chán sau sinh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể diễn tiến thành trầm cảm sau sinh. Về cơ bản thì các dấu hiệu cũng tương tự như Baby Blues nhưng sẽ nghiêm trọng và kéo dài hơn. Nó thậm chí còn ảnh hưởng đến khả năng chăm sóc con cũng như xử lý công việc hàng ngày của người mẹ.

Hiểu về chứng trầm cảm sau sinh

Các triệu chứng gồm: Trạng lâng lâng ở mức đọ nghiêm trọng, khó kết nối với con, rối loạn ăn uống, khó ngủ, khóc nhiều, mệt mỏi quá mức, mất năng lượng, giảm hứng thú với các hoạt động mà trước kia bạn rất yêu thích, thường xuyên thấy khó chịu, giận dữ quá mức, giảm tập trung, khó khăn khi đưa ra quyết định, tự làm đau bản thân hoặc đau con. 

Các triệu chứng kể trên có thể phát triển trong vài tuần đầu sau khi sinh và kéo dài tới nửa năm.

Rối loạn tâm thần sau sinh

Giai đoạn cuối cùng là rối loạn tâm thần với các triệu chứng nghiêm trọng và kéo dài hơn:

- Thường xuyên nhầm lẫn.

- Mất phương hướng.

- Xuất hiện ảo giác.

- Có những suy nghĩ ám ảnh về việc sinh con

- Rối loạn giấc ngủ

- Rối loạn nhân cách

- Một số người thậm chí có xu hướng nghĩ tới tự tử.

- Tự làm đau bạn hoặc con bạn.

Điều trị trầm cảm sau sinh

Điều trị trầm cảm sau sinh sẽ tập trung vào giải quyết nguyên nhân gây ra tình trạng. Có nhiều phương pháp khác nhau, 2 cách phổ biến là dùng thuốc và không dùng thuốc.

Trị liệu trầm cảm sau sinh không dùng thuốc

Áp dụng các biện pháp tâm lý sẽ giúp nhiều chị em vượt qua được tình trạng trầm cảm sau khi sinh con. Việc điều trị có thể tiến hành đơn lẻ hoặc theo nhóm.

Ngoài ra còn có thể áp dụng châm cứu, massage xoa bóp, bấm huyệt, tập luyện thể dục, sử dụng ghế massage tại nhà… 

Hiểu về chứng trầm cảm sau sinh

Dùng thuốc trị trầm cảm sau sinh

Chị em có thể được chỉ đinh sử dụng một số loại thuốc như: SSRI  (Ức chế tại vận chuyển serotonin có chọn lọc), thuốc chống trầm cảm.

Ngoài 2 cách kể trên là một số ghi nhớ cho chị em:

- Tránh những thứ đáng sợ: Nên tránh các bộ phim kinh dị, không nên đọc quá nhiều các tin giật gân.

- Không nên dựa dẫm vào các hội nhóm: Trên các website, diễn đàn, hội nhóm mạng xã hội tồn tại những nội dung không được kiểm chứng. Người dùng chia sẻ các kinh nghiệm của bản thân, đưa ra lời khuyên… nhưng bản thân họ không hẳn có kiến thức chuyên môn, cũng không hiểu rõ tình cảnh của bạn. Nhận quá nhiều thông tin, thực hành các phương pháp khác nhau, lo lắng về kết quả sẽ khiến bạn càng trở nên mệt mỏi.

- Không để bản thân bị áp lực: Bạn không nhất định phải hoàn thành tất cả mọi việc một lúc. Đôi khi, nếu thấy mệt và muốn nghỉ ngơi – nhất là khi bầu bí và mới sinh con xong, điều đơn giản và hiệu quả là bạn nên ngủ một chút để cơ thể được thoải mái.

- Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu có những dấu hiệu như: Trầm cảm kéo dài hơn nửa tháng, khó chăm sóc con, không thể hoàn thành các công việc đơn giản hàng ngày, có suy nghĩ làm tổn hại đến con hoặc bản thân, xuất hiện ý định muốn tự tử bạn nên trao đổi với chồng, bố mẹ, và nhờ đến sự tư vấn của các bác sĩ, chuyên gia tâm lý. 

Bài viết liên quan

Các kiểu đau đầu phổ biến và cách phòng ngừa

Triệu chứng đau đầu ngày càng xuất hiện nhiều hơn trong cuộc sống hiện đại do áp lực từ cuộc sống, công việc, và cả gia ...

Tình trạng đau lưng về đêm

Sau một ngày làm việc chúng ta thường gặp tình trạng đau lưng về đêm. Cơn đau có thể xuất hiện trong chốt lát, hoặc dai ...

Xoa bóp bụng bầu có an toàn không và thực ...

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu gặp rất nhiều bất ổn về sức khỏe, tâm sinh lý, cần được chăm sóc đặc biệt. Nhiều chị ...

Điều trị ngủ ngáy bằng Đông y

Ngáy là những âm thanh phát ra do không khí giữa thanh quản và mũi lưu thông không bình thường, khiến các mô tại đường ...
Chính sách
Chính sách trả góp Mua trả góp qua thẻ tín dụng ngân hàng, không lãi suất, không chứng minh thu nhập, không thế chấp tài sản.
Chính sách bảo hành Thời gian bảo hành ghế massage là 6 năm. Bảo hành những lỗi hỏng hóc, sự cố kỹ thuật xảy ra do lỗi của nhà sản xuất.
Chính sách đổi trả Sản phẩm lỗi do nhà sản xuất : Miễn phí đổi sản phẩm khác có giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị sản phẩm lỗi, khách hàng bù tiền chênh lệch nếu có.
Chính sách vận chuyển Miễn phí vận chuyển và lắp đặt khi mua các sản phẩm ghế massage toàn thân Okasa trên toàn quốc.
Loading...