Đau thắt ngực bệnh lý xuất hiện nhiều ở những người trên 50 tuổi. Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra đau thắt ngực là do hẹp mạch vành. Cơn đau thắt ngực được chia thành 2 loại là cơn đau thắt ngực điển hình và không điển hình. Để hiểu rõ về những cơn đau thắt ngực này, chúng ta cùng tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây.
Thế nào là cơn đau thắt ngực?
Cơn đau thắt ngực do bệnh mạch vành thường xuất hiện khi người bệnh gắng sức và nó sẽ đỡ đau sau khi nghỉ ngơi.
Đặc điểm của cơn đau thắt ngực do bệnh mạch vành
Người bệnh cảm giác đau như thắt lại, bóp nghẹt hoặc bị đè nặng vùng xương ức;
Cơn đau thường kéo dài khoảng vài phút;
Sau đó, cơn đau có thể tái phát khi người bệnh gắng sức hoặc lo lắng.
Nếu trường hợp cơn đau kéo dài > 20 phút và không có dấu hiệu giảm, kể cả khi nghỉ ngơi thì có thể là do nhồi máu cơ tim hoặc đau thắt ngực không ổn định;
Trường hợp cơn đau chỉ ngắn vài giây sẽ có thể do các nguyên nhân khác mà không phải bệnh lý động mạch vành;
- Vị trí đau: Thường ở ngực trái hoặc sau xương ức. Cơn đau sau đó có thể lan lên cằm, sang vai trái và xuống mặt trong cánh tay trái.
- Các triệu chứng đi kèm: Người bệnh cảm thấy khó thở, hoàng hốt; Bị vã mồ hôi; Cảm giác buồn nôn hoặc bị nôn; Xuất hiện cảm giác khó nuốt; Trong trường hợp có sốt thì cần xem xét các nguyên nhân viêm nhiễm.
Đặc điểm cơn đau thắt ngực do các nguyên nhân khác
Người bệnh có cảm giác đau bỏng rát từ bụng lên – Đây có thể là do bệnh trào ngược thực quản.
Cơn đau rát theo nhịp thở của người bệnh – có thể là nguyên nhân do bệnh màng tim hoặc màng phổi.
Bị đau nhói như dao đâm tại một điểm ở vị trí trước ngực hoặc sau lưng – Nguyên nhân có thể do thần kinh, tâm lý hoặc bệnh động mạch chủ.
Phân biệt cơn đau thắt ngực điển hình và không điển hình
Cơn đau thắt ngực điển hình
- Cơn đau thường xuất hiện khi cúng ta gắng sức, chẳng hạn như: Đi bộ một quãng đường nhất định; Do phụ thuộc vào thời tiết; Sau khi ăn cơm; Sau cơn xúc động,...
- Vị trí đau: Cơn đau thường ở vị trí sau xương ức có thể lan lên cổ, đau sang vai, xuống tay, đau hàm, đau vùng thượng vị,...
- Tính chất cơn đau: Cảm giác đau siết chặt, bị đè ép, đau như co thắt, bị bóp nghẹt, đau vặn xoắn và nặng ngực.
- Thời gian của cơn đau: Cơn đau thường kéo < 20 phút, mỗi lần đau sẽ khác nhau, có thể cả năm mới bị đau một lần, cũng có thể đau liên tục hàng tháng.
- Triệu chứng cơn đau thường giảm sau khi nghỉ ngơi hoặc ngậm nitroglycerin.
- Dấu hiệu kèm theo cơn đau có thể là: Bị khó thở; Luôn cảm thấy hồi hộp, lo lắng; Người vã mồ hôi.
Cơn đau thắt ngực không điển hình
- Đối tượng có nguy cơ đau thắt ngực không điển hình: Người cao tuổi; Phụ nữ dễ mắc cơn đau này hơn nam giới; Người có bệnh lý nền như: Đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu...
- Vị trí đau: Cơn đau xuất hiện ở thượng vị hoặc mỏm ức lan lên vai phải, sau đó đau lan ra giữa hai bả vai, rồi đau lan xuống bụng,...
Ngoài ra, nếu không đau thì người bệnh sẽ cảm thấy tức nặng vùng trước tim, tê tay trái, nghẹt thở và ho.
Cơn đau có thẻ xảy ra khi nghỉ ngơi vào giờ cố định ban đêm.
Cơn đau do co thắt mạch vành thường xuất hiện khi nghỉ vào ban ngày hoặc ban đêm, kể cả khi người bệnh không gắng sức.
Phương pháp phòng tránh đau thắt ngực ổn định
Cùng với sử dụng thuốc điều trị, người bệnh cần thực hiện:
- Điều chỉnh chế độ sinh hoạt phù hợp, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý;
- Không dùng các chất kích thích như: thuốc lá, rượu bia, cà phê…;
- Theo dõi và kiểm soát chặt chẽ huyết áp, tình trạng mỡ máu, đường huyết…;
- Giữ cân nặng ở mức cho phép;
- Có chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, nhiều rau xanh và trái cây;
- Hạn chế ăn chất béo và đồ ngọt;
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao;
- Ngủ đủ giấc và ngủ sâu giấc;
- Tránh lo lắng, căng thẳng, stress…
Bên cạnh đó các bạn có thể áp dụng liệu pháp massage. Massage không chỉ có tác dụng giảm đau mà còn rất tốt cho sức khỏe tim mạch, cải thiện hô hấp và tuần hoàn trong cơ thể. Việc trang bị và sư dụng các loại máy massage cũng như ghế massage toàn thân hiện đại sẽ giúp chủ động trong việc chăm sóc sức khỏe.