Thoái hóa đốt sống cổ (hay còn gọi là thoái hóa cột sống cổ) là một căn bệnh phổ biến, xuất hiện ở hơn 80% bệnh nhân ngoài 55 tuổi. Nguyên nhân và triệu chứng của thoái hóa rất đa dạng. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm.
Trong nội dung dưới đây Ghế massage Okasa sẽ chia sẻ với các bạn một số điều cần biết về thoái hóa cột sống cổ, nguyên nhân, triệu trứng, cũng như cách phòng ngừa và điều trị nhé.
Thoái hóa đốt sống cổ là gì?
Thoái hóa đốt sống cổ được hiểu là hiện tượng thoái hóa cột sống mãn tính, gây ra bởi quá trình lão hóa khiến cho bào mòn và xơ cứng các đốt xương, sụn khớp hoặc đĩa đệm.
Cột sống của con người gồm có 7 đốt (C1 - C7), trong đó các đốt C5, C6, C7 là dễ bị thoái hóa hơn cả.
Sự nguy hiểm của thoái hóa đốt sống cổ
Bệnh thoái hóa đốt sống cổ là nguyên nhân chủ yếu gây ra các biến chứng chèn ép tổn thương lỗ liên hợp, rối loạn tiền đình. Ở mức độ nhẹ thì khiến cho đau mỏi vùng vai gáy, cánh tay và đau nửa đầu, tức ngực, khó thở. Ở mức độ nặng, thoái hóa làm mất cảm giác phản xạ, teo cơ, liệt nửa người tăng dần ở tứ chi, tàn phế.
Nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ
Ngoài yêu tố tuổi tác, lão hóa tự nhiên thì thoái hóa đốt sống cổ còn do các yếu tố giới tính, di truyền, chủng tộc, do thể chất kém. Một nguyên nhân nữa là do tư thế làm việc và sinh hoạt không đúng; Ví dụ ngồi làm việc quá lâu, ngủ sai tư thế, mang vác vật nặng, sử dụng nhiều rượu bia, thiếu canxi...
Nắm được nguyên nhân gây ra thoái hóa cột sống cổ sẽ giúp phân biệt rõ ràng các triệu chứng, cấp độ thoái hóa, từ đó có phương án điều trị thích hợp.
Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ
Các dấu hiệu của bệnh thoái hóa cột sống thường bắt đầu từ những cơn đau ở vai gáy, sau đó lan dần xuống cánh tay; mỏi, cứng cổ, vận động khó. Ngoài ra người bị thoái hóa còn cảm thấy tê bì, mất cảm giác ở cổ, xuất hiện cảm giác đau ở các dây chằng cột sống, các bao khớp...
Bên cạnh đó còn có những triệu chứng khác như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, chuột rút, cột sống bị tê nhức, khi vận động phát ra những tiếng kêu răng rắc nhất là khi cúi, ngửa người hoặc xoay ngang.
Người thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì và kiêng gì?
Dinh dưỡng và thực phẩm bổ sung trong chế độ ăn hàng ngày đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Theo đó, nên sử dụng thức ăn giàu canxi, vitamin... Hạn chế sử dụng đồ ăn nhanh, thực phẩm có nhiều chất béo, đồ uống có ga.
Vận động để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị thoái hóa
Theo các chuyên gia sức khỏe, những động tác thể dục như gập cổ, xoay cổ, nâng cổ, hoặc giữ tư thế cân bằng... là những động tác đơn giản nhưng có tác dụng kéo giãn cột sống cố tự nhiên. Nhất là khi nó được kết hợp với các dụng cụ kéo giãn, ghế massage toàn thân.
Hiện nay trên thị trường có bấn nhiều loại thiết bị phục hồi chức năng như: Phục hồi 3 chức năng, phục hồi 4 chức năng, giường kéo giãn bằng cơ, giường kéo giãn bằng điện... Có thể hỗ trợ kéo giãn cột sống một cách hiệu quả. Bên cạnh đó các loại ghế massage toàn thân cũng có chức năng kéo giãn. Các ghế massage hiện đại với hệ thống con lăn 3D, 4D di chuyển theo đường cong SL có thể massage từ cổ xuống vai, lưng, eo, đùi, đồng thời lượn sát đường cong tự nhiên của xương sống để massage, đem tới hiệu quả cao.
Tùy theo mức độ thoái hóa mà các bạn có thể lựa chọn thiết bị để hỗ trợ điều trị một cách hiệu quả. Điều quan trọng là lực tác động nên vừa phải, không nên quá mạnh. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi sử dụng.
Đối với những người khỏe mạnh, tuân thủ chế độ ăn uống khoa học, thường xuyên thể thao, trang bị ghế massage gia đình... là những cách đơn giản và thiết thực để bạn phòng ngừa căn bệnh thoái hóa đốt sống, chăm sóc sức khỏe cho bản thân và cả nhà.
Trên đây là một số chia sẻ giúp các bạn hiểu hơn về Hiểu về thoái hóa đốt sống cổ. Nếu còn câu hỏi hay thắc mắc nào khác liên quan đến thoái hóa đốt sống cổ, liệu pháp massage, ghế massage hiện đại, ghế massage toàn thân, ghế massage tại nhà, ghế massage gia đình... Hãy liên hệ với Okasa để được tư vấn cụ thể.