Hiểu về vật lý trị liệu

Y học hiện đại gồm có 3 nhánh là: Phòng ngừa bệnh, điều trị bệnh, và phục hồi chức năng. Vật lý trị liệu là một trong các phương pháp giúp người bệnh phục hồi cả về thể chất và tinh thần, nhanh chóng trở lại với đời sống và sinh hoạt bình thường.

Trong nội dung dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm chia sẻ nhiều hơn về vật lý trị liệu nhé.

Các hình thức vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu được phân chia thành 2 dạng chính: Chủ động và thụ động.

Vật lý trị liệu chủ động bao gồm các bài tập mà người bệnh phải tham gia vào quá trình vận động. Các bài tập hướng vào kéo dãn và tăng cường sức mạnh cho hệ thống cơ bắp, tăng cường lưu thông máu dưới da.

Vật lý trị liệu thụ động không yêu cầu người bệnh phải thực hiện các động tác. Các chuyên gia sẻ sử dụng liệu pháp nhiệt nóng, nhiệt lạnh, massage xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu, sử dụng sóng âm, kích thích điện, ánh sáng, laze… để tác động vào cơ thể của người bệnh.

Hiểu về vật lý trị liệu

Lợi ích của vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu có rất nhiều lợi ích tuyệt vời:

- Chăm sóc vết thương: Phương pháp trị liệu này thúc đẩy máu tuần hoàn, mang theo oxy và dinh dưỡng đến các mô, đẩy nhanh qua trình lành bệnh.

- Tốt cho bệnh nhân ung thư: Xạ trị, hóa trị được sử dụng trong điều trị ung thư có thể ảnh hưởng đến chức năng của một số cơ quan, bộ phận trên cơ thể. Vật lý trị liệu giúp giảm ảnh hưởng, tác động ngoài ý muốn.

- Hồi phục sau phẫu thuật ở cột sống: Sau khi thực hiện phẫu thuật cột sống, quá trình trị liệu được áp dụng để giúp cho người bệnh phục hồi nhanh, giữ được sự ổn định của xương cột sống, giảm đau hiệu quả, từ từ lấy lại sức mạnh cũng như khả năng vận động.

- Ngoài ra vật lý trị liệu còn rất phù hợp với những người có vấn đề liên quan đến cơ – xương – khớp; Người bị đột quỵ, chấn thương não bộ.

Thực tế cho thấy việc kết hợp vật lý trị liệu phục hồi chức năng với phương pháp nắn chỉnh xương (trị liệu thần kinh cột sống) có tính ứng dụng rất cao, đối tượng được hưởng lợi bao gồm: Người bị thoát vị đĩa đệm, đau mỏi cổ - vai – gáy, đau tay, đau ở bả vai, thoái hóa cột sống, phục hồi chức năng sau phẫu thuật, tai biến mạch máu não… 

Hiểu về vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu bao gồm cả việc truyền đạt kiến thức

Chúng ta cần được đào tạo để tự bản thân có thể ngăn ngừa các chấn thương không đáng có. Ví dụ như: Cách mang vật nặng, sơ cứu khi gặp các chấn thương… Bên cạnh đó là hướng dẫn dùng nạng, xe lăn, sinh hoạt và làm việc phù hợp trong quá trình phục hồi.

Những trường hợp không nên áp dụng vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu rất an toàn, hiệu quả, không xâm lấn, hạn chế được tác dụng phụ của thuốc giảm đau, tuy nhiên không phải tất cả mọi người đều có thể sử dụng phương pháp này. Một số trường hợp không nên áp dụng:

- Đang trong thai kì, việc kéo nắn, day bấm một số huyệt đạo ở chân có thể khiến tử cung bị co bóp mạnh gây ảnh hưởng đến thai nhi.

- Gãy xương hoặc có khối u, khi áp dụng vật lý trị liệu có thể ảnh hưởng đến các xương bị gãy cũng như khiến cho tình trạng của khối u diễn tiến xấu.

- Các bệnh khác có chống chỉ định thực hiện vật lý trị liệu. 

Hiểu về vật lý trị liệu

Kế hoạch trị liệu

Kỹ thuật viên vật lý trị liệu sẽ là người trực tiếp lên chương trình, thực hiện các phương pháp vật lý trị liệu thụ động và hướng dẫn, hỗ trợ người bệnh tập các bài vận động.

Các chuyên gia sẽ trao đổi với người bệnh về triệu chứng, những hạn chế, nhu cầu của bản thân, từ đó lên chương trình phù hợp, có thể kết hợp nhiều kĩ thuật khác nhau.

Tự tập vật lý trị liệu tại nhà

Vận động trị liệu thường được bắt đầu với bác sĩ – người hướng dẫn bạn các động tác. Và sau đó bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện tại nhà, định kì đi khám để được đánh giá về các tiến triển và bổ sung các bài tập mới.

Ngày nay, vật lý trị liệu được ứng dụng trên rất nhiều thiết bị chăm sóc sức khỏe tại nhà như ghế massage, với con lăn 4D giúp massage bấm huyệt, motor rung tạo các rung chấn tuần hoàn, túi khí giãn nở để cung cấp lực khí nén, nhiệt nóng từ tia hồng ngoại… Ngoài ra, ghế massage toàn thân còn có chế độ kéo dãn cột sống, massage không trọng lực để giảm áp lực lên cột sống… rất thuận tiện để chăm sóc sức khỏe tại nhà !

Bài viết liên quan

Hiểu về chứng trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh là vấn đề liên quan đến tâm lý khá phổ biến ở chị em phụ nữ trong thai kỳ và sau sinh. Thống kê cho ...

Các kiểu đau đầu phổ biến và cách phòng ngừa

Triệu chứng đau đầu ngày càng xuất hiện nhiều hơn trong cuộc sống hiện đại do áp lực từ cuộc sống, công việc, và cả gia ...

Tình trạng đau lưng về đêm

Sau một ngày làm việc chúng ta thường gặp tình trạng đau lưng về đêm. Cơn đau có thể xuất hiện trong chốt lát, hoặc dai ...

Xoa bóp bụng bầu có an toàn không và thực ...

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu gặp rất nhiều bất ổn về sức khỏe, tâm sinh lý, cần được chăm sóc đặc biệt. Nhiều chị ...
Chính sách
Chính sách trả góp Mua trả góp qua thẻ tín dụng ngân hàng, không lãi suất, không chứng minh thu nhập, không thế chấp tài sản.
Chính sách bảo hành Thời gian bảo hành ghế massage là 6 năm. Bảo hành những lỗi hỏng hóc, sự cố kỹ thuật xảy ra do lỗi của nhà sản xuất.
Chính sách đổi trả Sản phẩm lỗi do nhà sản xuất : Miễn phí đổi sản phẩm khác có giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị sản phẩm lỗi, khách hàng bù tiền chênh lệch nếu có.
Chính sách vận chuyển Miễn phí vận chuyển và lắp đặt khi mua các sản phẩm ghế massage toàn thân Okasa trên toàn quốc.
Loading...