Hội chứng chuyển hóa là những yếu tố nguy cơ về chuyển hóa tim mạch, trong đó có liên quan tới tình trạng đề kháng của insulin. Đây là cách gọi chung của sự kết hợp giữa béo bụng, tăng huyết áp, giảm chuyển hóa glucose, rối loạn lipid máu. Tình trạng này chính là yếu tố nguy cơ rõ nhất mắc bệnh lý tim mạch và bệnh đái tháo đường tuýp 2.
Mối liên hệ giữa hội chứng chuyển hóa và tình trạng béo phì
Theo các niên cứu thì không phải tất cả những người bị bệnh thừa cân hoặc béo phì đều có rối loạn chuyển hóa, tuy nhiên đa số họ lại có đề kháng insulin.
Tình trạng béo phì có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như sự bất thường về chuyển hóa, gây bệnh ung thư, tàn phế, gây ra hội chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn và đi tiểu không tự chủ được. Trong đó, đề kháng insulin có thể coi là một dạng rối loạn chính của các bệnh lý liên quan đến béo phì.
Mức độ đề kháng insulin sẽ gia tăng theo độ tuổi, vì vậy người cao tuổi là nhóm đối tượng dễ mắc hội chứng chuyển hóa hơn so với những người trẻ tuổi. Tình trạng thừa cânbéo phì, nhất là dạng tích tụ mỡ vùng trung tâm đều có liên quan mật thiết tới sự đề kháng insulin.
Béo phì xảy ra là kết quả của sự cân bằng năng lượng dương trong một thời gian dài bởi các yếu tố môi trường và gen. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy gen có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ tới các giá trị BMI giữa các thành viên trong gia đình.
Ngoài ra, các yếu tố môi trường như lối sống ít vận động, chế độ ăn uống giàu năng lượng và các khía cạnh vể xã hội đã làm gia tăng nguy cơ béo phì.
Chế độ ăn uống phù hợp cho người mắc chứng rối loạn chuyển hóa
Giảm lượng chất béo nạp vào cơ thể
Tùy theo chỉ số trọng lượng cơ thể của từng người mà xác định lượng chất béo ăn vào. Tuy nhiên, cách tốt nhất là chất béo chỉ nên chiếm 15 - 20% tổng năng lượng.
Tỉ lệ phù hợp nhất là:
Chất béo no: Chiếm 1/3 tổng số chất béo,
Acid béo chưa no nối đôi: Chiếm 1/3,
Acid béo chưa no một nối đôi: chiếm 1/3 còn lại.
Trong mỗi khẩu phần ăn hàng ngày cần hạn chế ăn mỡ mà nên dùng dầu lạc, dầu olive, dầu đỗ tương.
Tăng cường ăn các loại hạt có dầu như: vừng, lạc, hạt dẻ, hạt bí ngô để cung cấp các acid béo không no. Tránh ăn các loại thức ăn chứa nhiều acid béo no như: bơ, mỡ, nước luộc thịt…
Lượng cholesterol ăn vào cần giảm xuống dưới 250mg/ngày. Tránh ăn các thực phẩm chứa nhiều cholesterol như: bầu dục bò, lợn, gan gà, gan lợn.
Sử dụng hàm lượng chất đạm hợp lý
Mỗi ngày, lượng chất đạm ăn vào chỉ nên chiếm khoảng 13 - 15% năng lượng khẩu phần ăn.
Nên ăn các loại thực phẩm ít béo như thịt bò nạc, thịt gà nạc bỏ da, thịt lợn thăn, cá, các loại đậu đỗ.
Ăn các sản phẩm được chế biến từ đậu tương như: sữa đậu nành, đậu phụ, tào phớ,… bởi loại thực phẩm này chứa nhiều estrogen thực vật, nó có tác dụng làm giảm đáng kể nồng độ cholesterol toàn phần, cholesterol xấu và triglycerid.
Nên bổ sung vào thực đơn ít nhất 3 bữa ăn cá trong một tuần.
Tăng cường chất xơ bằng cách ăn 400 - 500g rau xanh và khoảng 300g quả chín mỗi ngày.
Lưu ý thay đổi cách chế biến các món ăn bằng cách ăn thức ăn hấp, luộc, ninh, nhúng, chao, hầm thay vì thức ăn được rán, hun, quay, nướng...
Phòng tránh béo phì và rối loạn chuyển hóa
Những nguyên tắc giúp phòng ngừa và kiểm soát béo phì cũng như hội chứng chuyển hóa:
- Yếu tố di truyển
Những trường hợp có yếu tố tiền sử trong gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 hoặc bệnh mạch vành sớm cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa đặc biệt nghiêm ngặt.
Đối với trẻ em, bác sĩ nên theo dõi chặt chẽ tốc độ tăng trưởng của trẻ nhằm tránh tình trạng béo phì.
Duy trì các chỉ số cân nặng cơ thể và nhân trắc học trong phạm vi cho phép là điều cần thiết. Chỉ số BMI nên được duy trì ở mức 18 - 22,9 và chu vi vòng eo < 90cm đối với nam giới và < 80cm đối với phụ nữ.
- Duy trì lối sống khoa học
Trường hợp thừa cân và béo bụng cần thay đổi lối sống để chủ động giảm cân xuống mức độ cho phép.
- Tăng cường tập luyện thể dục thể thao
Nên dành ra 60 phút hàng ngày để hoạt động thể chất là điều cần thiết được khuyến khích, điều này nhằm tránh nguy cơ mắc bệnh bệnh béo phì và hội chứng chuyển hóa.
Có thể thực hiện các bài tập phù hợp như aerobic, các hoạt động liên quan đến công việc và vận động tăng cường cơ bắp.
Sau khi vận động các bạn có thể áp dụng liệu pháp massage hoặc sử dụng ghế massage để thư giãn cho cơ thể.
- Thực hiện chế độ ăn uống khoa học
Cân bằng lượng calo đưa vào cơ thể, hạn chế chất béo và chất béo bão hòa, chế độ ăn đầy đủ axit béo chưa bão hòa đơn và axit béo chưa bão hòa đa loại omega 3 cũng như chất xơ. Tránh tuyệt đối các loại dầu và thực phẩm có chứa axit béo.