Xoa bóp massage là phương pháp trị liệu rất tốt cho sức khỏe. Nếu thực hiện việc xoa bóp thường xuyên sẽ có tác dụng làm tăng tính linh hoạt cho khớp, đồng thời giảm khả năng bị chấn thương và cải thiện tư thế hiệu quả.
Massage xoa bóp cũng rất hữu ích đối với hệ tuần hoàn, nó giúp giãn mạch, giảm trở lực trong lòng mạch. Ngoài ra, việc xoa bóp sẽ trực tiếp đẩy máu về tim, từ đó giảm gánh nặng cho tim và giúp máu trở về tim tốt hơn.
Hướng dẫn xoa bóp vùng Tam tiêu
Chức năng của vùng Tam tiêu là cơ quan bảo vệ bên ngoài của tạng phủ. Đây cũng là đường đi của nguyên khí có nhiệm vụ hoạt động khí hoá. Vùng Tam tiêu cò là đường đi của các chất dinh dưỡng, thức ăn và nước, đường khí trời khi phế hít vào. Vùng này cũng là nơi giao nhau của đường thức ăn sau khi tiêu hóa đi đến toàn thân.
Vùng Tam tiêu trong cơ thể bao gồm:
- Hạ tiêu hay còn gọi là vùng bụng dưới, gồm có các bộ phận: bộ phận sinh dục, bàng quang, ruột già, ruột ngon và các đám rối thần kinh hạ vị.
- Trung tiêu là vùng bụng trên, gồm có: Dạ dày, ruột ngon, tuỵ tạng, lách và đám rối thần kinh gan.
- Thượng tiêu chính là vùng ngực, gồm: Tim, phổi và đám rối thần kinh trung thất.
Xoa vùng hạ tiêu
Nắm một tay lại, tay kia đặt úp lên phía trên tay nắm để tăng áp lực. Thực hiện thao tác xoa vòng theo một chiều từ 10 - 20 lần, sau đó xoa ngược chiều lại tương tự chiều kia.
Lưu ý: lực xoa có thể mạnh hay nhẹ tùy thuộc vào sức chịu đựng của mỗi người mà sử dụng sao cho phù hợp.
Xoa vùng trung tiêu
Cũng tương tự như vùng hạ tiêu, thực hiện thao tác nắm một tay lại, tay kia đặt chồng lên trên và xoa mỗi chiều từ 10 – 20 lần.
Vuốt cạnh sườn: Thực hiện động tác vuốt từ xương sườn cụt 12, vuốt theo bờ sườn đi tới vùng mỏm xương ức. Vuốt mỗi bên sườn 10 lần. Động tác vuốt sườn sẽ có tác dụng tới gan và lách.
Xoa vùng thượng tiêu
Dùng một bàn tay xoè ra và áp lên vùng ngực, bàn tay cò lại úp chồng lên. Thực hiện thao tác xoa vòng trên ngực mỗi chiều từ 10 - 20 lần.
Vuốt bụng: Hai tay hơi nắm lại, sau đó đặt ở vùng hạ tiêu rồi vuốt lên trung tiêu và tới thượng tiêu. Thực hiện động tác từ 5 - 10 lần.
Thực hiện xoa bóp vùng Thận
Đây là vùng có vai trò rất quan trọng, nó có xương sườn cụt thứ 11 và 12 và hai huyệt ngay ở đầu xương sườn là Huyệt Chương môn và Kinh môn.
Ở dưới là 2 quả thận và 2 tuyến thượng thận. Theo Đông y thì đây chính là thận thuỷ và thận hoả. Ngoài ra, vùng Thận còn có bắp thịt rất khoẻ và dải thần kinh chạy dọc theo xương sống.
Tác dụng của việc xop bóp vùng thận: Nếu thường xuyên xoa bóp vùng thận sẽ đem lại tác dụng phòng tránh được bệnh đau lưng, đau cột sống và cơ thể luôn cảm thấy thoải mái, dễ chịu.
Thực hiện xoa bóp: Xòe 2 bàn tay để ôm hai bên vùng thận, thực hiện động tác đưa lên cao tối đa, sau đó đưa xuống mông. Thực hiện động tác từ 20 - 40 lần. Khi thực hiện động tác xoa bóp, chủ yếu lấy lực từ gốc bàn tay để ấn tương đối mạnh vào vùng thận và xương sống.
Đối với trường hợp cảm giác lực chưa đủ, có thể nắm 2 tay lại để có lực mạnh hơn. Ngoài ra, khi thực hiện động tác xát từ trên xuống dưới, 2 tay có thể đẩy lên xuống cùng chiều hoặc ngược chiều nhau. Thực hiện động tác từ 20 – 40 lần.
Hướng dẫn cách xát vùng vai
Đưa tay phải qua vai trái và tay trái qua vai phải. Sau đó, đặt ngón tay lên huyệt Đại chuỳ và tiến hành xát từ chân cổ qua vai, rồi ra tới trước ngực.
Tiếp tục thực hiện xát từ huyệt Thiên tông qua đầu vai và tới ngực.
Bước tiếp theo, sử dụng bàn tay bên này luồn sang nách bên kia, tới bả vai sau rồi xát qua nách tới ngực.
Thực hiện mỗi chuỗi thao tác như vậy xát từ 5 - 10 lần.
Hướng dẫn cách xát cạnh sườn và cạnh bụng
Dùng tay trái luồn quan nách phải, tay phải luồn qua nách trái tới tận sau lưng. Sau đó, quay đầu và thân sang hẳn một bên và thực hiện động tác xát từ sau lưng ra trước ngực.
Hãy gắng sức để luồn các ngón tay theo liên sườn đến cạnh hố nách bên này và quay đồng thời đầu thân mình về hướng đó đến hết tầm. Thực hiện động tác từ 10 – 20 lần và đổi sang bên còn lại cũng thực hiện tương tự.
Hướng dẫn thực hiện xoa bóp tay và chân
Cách xoa bóp tay
Có 2 cách để xoa bóp táy, đó là: Xoa bóp thuận theo đường kinh; Xoa bóp ngược theo đương kinh.
Đường kinh âm chính là nét đứt sẽ đi từ chân qua thân, qua vai và tới đầu ngón tay. Đường kinh dương là nét liền, được bắt nguồn từ ngón tay tới vai, qua người rồi xuống đến ngón chân.
Nếu khí huyết bị tắc thì việc xát tả sẽ đem lại tác dụng tốt hơn. Sau khi xát tay xong có thể bóp thêm cùng chiều xát từ đầu vai xuống bàn tay sẽ giúp tăng cường tác dụng. Tiếp theo, hãy vê mỗi ngón tay 3 - 5 lần và kéo giãn các ngón tay, kết hợp vận động cổ tay.
Cách xoa bóp chân
Đặt 2 tay lên một bên đùi, thực hiện động tác xát từ trên xuống dưới của phía trước đùi, xát trước cẳng chân, rồi tới mắt cá chân.
Tiếp theo, giơ cao 2 chân và vòng 2 tay ra phía sau cổ chân rồi tiếp tục xát từ cổ chân lên đùi, đồng thời từ từ hạ chân xuống. Vòng tay ra xát vùng mông rồi xát xuống dưới.
Thực hiện động tác từ 10 - 20 lần, rồi thực hiện tương tự với bên còn lại.