Huyệt Côn Lôn còn được gọi là Côn Luân, Hạ Côn Lôn, có vai trò rất quan trọng, thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị đau thần kinh tọa, liệt chân, nhau thai không xuống, đau nhức xương khớp.
Vị trí Huyệt Côn Lôn
Côn Lôn là huyệt thứ 60 của kinh Bàng Quang. Được lấy theo tên của 1 ngon núi ở Trung Quốc (Côn Lôn Sơn) do huyệt nằm ở gót chân, nơi có hình dạng giống như 1 ngọi núi.
Để xác định chính xác vị trí của huyệt các bạn làm như sau: Tìm đến giao điểm của bờ ngoài gót chân với đường thẳng chạy từ mắt cá chân xuống. Các bạn cũng xác định đường giữa khe gân cơ của xương mác, gân cơ mác, cùng với phần trước của gót chân sau xương chày.
Cách khác là tìm phần lõm từ đỉnh của mất cá chân chạy thẳng tới bờ ngoài của phần gót chân.
Tác dụng của Huyệt Côn Lôn
Các ghi chép trong y thư cổ cho thấy huyệt Côn Luân được biết tới từ rất lâu và có nhiều ứng dụng trong trị liệu.
Tác dụng đơn huyệt
- Tác đụng tại chỗ: Bấm vào huyệt có công dụng giảm đau, giảm sưng khớp ở cổ chân và mắt cá chân.
- Tác dụng theo kinh: Tác động vào huyệt hỗ trợ điều trị chứng đau thắt lưng do thời tiết thay đổi, đau rút ở lưng vai, đau cứng cổ, đau mỏi gáy, chảy máu cam, hoa mắt chóng mặt…
- Tác dụng toàn thân: Sử dụng để trị chứng co giật ở trẻ em do ốm sốt, sót nhau thai ở bà bầu khi sinh con.
Kết hợp Côn Lôn với các huyệt đạo khác
Việc kết hợp Côn Lôn với các huyệt đạo khác sẽ giúp nâng cao khả năng trị liệu.
- Kết hợp với các huyệt Khúc Tuyền, Thiếu Trạch, Thông Lý, Tiền Cốc, Phi Dương để trị đau đầu, cải thiện tình trạng choáng váng khi đứng lên hoặc ngồi xuống.
- Kết hợp với huyệt Ủy Trung để trị tình trạng đau thắt lưng lan tới vai.
- Kết hợp với các huyệt Thái Xung, Ủy Trung, Thông Lý, Chương Môn giảm tình trạng sưng đau, mỏi lưng.
- Kết hợp cùng các huyệt Lăng Tuyền, Thái xung trị chứng phù nề thể âm ở trẻ.
- Kết hợp cùng các huyệt Khâu Khư, Chiếu Hải, Thương Khâu trị đau nhức gót chân, hoặc các bệnh lý khi thời tiết thay đổi,
- Kết hợp cùng các huyệt Hợp Cốc, Phục Lưu trị đau nhức ở hai bên xương sống.
- Kết hợp cùng các huyệt Dương Cốc, Uyển Cốt trị chứng ngón tay co quắp.
- Kết hợp cùng các huyệt Dương Lăng Tuyền, Hợp Cốc, Hoàn Khiêu, Túc Tam Lý, Phong Thị, Kiên Ngung, Khúc Trì, Tuyệt Cốt trị chứng phong, á khẩu.
- Kết hợp cùng các huyệt Bộc Tham trị chứng sưng đau cổ họng (do bệnh lý).
Kĩ thuật chấm cứu, bấm huyệt Côn Lôn
Châm cứu huyệt Côn Lôn
- Vệ sinh tay và kim châm.
- Người bệnh ở tư thế thoải mái, nằm xuống hoặc tựa lưng vào ghế.
- Xác định chính xác huyệt vị.
- Dùng mũi kim đâm vào huyệt, sâu xuống 0.3 – 0.5 thốn, hướng mũi kim vào trong, thực hiện cứu trong 5 – 10 phút.
Bấm huyệt Côn Lôn
Kĩ thuật xoa bóp bấm huyệt Côn Lôn như sau:
- Xác định chính xác huyệt vị.
- Sử dụng đầu ngón tay để ấn xuống với một lực vừa đủ, kết hợp với day nhẹ theo chiều kim đồng hồ trong khoảng thời gian 3 – 5 phút.
- Các bạn kết hợp với kĩ thuật miết ngón tay từ cẳng cho đến gót chân, sử dụng 2 tay xoa bóp gót chân để giúp cho khí huyết lưu thông tốt hơn.
Lưu ý khi tác động lên huyệt Côn Lôn
- Xác định chính xác huyệt.
- Sử dụng lực vừa đủ, không quá mạnh khiến tụ máu dưới da.
- Không tác động khi đang có vết thương hở, có bệnh ngoài da tại vị trí của huyệt.
- Vệ sinh tay, kim và các dụng cụ sử dụng trong trị liệu, tránh để vi khuẩn xâm nhập vào bên trong cơ thể.
- Phụ nữ có thai không nên áp dụng phương pháp bấm huyệt, hoặc cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ trị liệu.
- Đối với châm cứu, đây là kĩ thuật khó, các bạn khoog nên tùy tiện áp dụng nếu không có chuyên môn. Các bạn nên đến các bệnh viện Đông y, trung tâm trị liệu để được các chuyên gia thực hiện đúng cách, cho hiệu quả tốt nhất, đồng thời phòng ngừa các nguy cơ, chấn thương không đáng có.
Trên đây là một số chia sẻ về Huyệt Côn Lôn từ Ghế massage Okasa. Hy vọng qua các thông tin được chia sẻ các bạn có thêm được những kiến thức hữu ích để chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình.