Để có thể thao tác thành thục bấm huyệt trị liệu đòi hỏi hỏi người thực hiện được trang bị đầy đủ các kiến thức về bộ môn này, từ lý luận đến thực hành. Một trong những kiến thức và kĩ năng cần phải luyện tập và thực hành nhiều lần chính là kĩ thuật bấm huyệt cơ bản.
Bấm huyệt là cách tác động đến hệ thống huyệt đạo trên cơ thể. Có nhiều kĩ thuật bấm huyệt khác nhau để tác động lên hệ thống huyệt đạo của đối tượng cần trị liệu.
Hệ thống kinh lạc (trái) và tuần hoàn (phải) trên cơ thể
Hệ thống kinh mạch trên cơ thể được ví như sông suối, phải thông suốt mới tốt. Khi không thông thì các huyệt ở trên kinh mạch có vai trò như hồ giúp điều tiết, khai thông. Nếu trên cơ thể hình thành các điểm tác nghẽn thì khí huyết không thể lưu thông, sinh ra bệnh tật, ốm yếu. Việc tác động vào huyệt đạo giúp khai thông các điểm tắc.
Do các huyệt nằm trên các đường kinh khác nhau, đảm nhiệm các chức năng khác nhau trên cơ thể mà xoa bóp bấm huyệt giúp điều chỉnh lại trạng thái khí huyết trên mỗi đường kinh, nhờ đó mà cơ thể được phục hồi.
Điểm then chốt trong kĩ thuật bấm huyệt là tư thế của người thực hiện. Tư thế đúng thì hiệu quả cao và an toàn, ngược lại thì tác dụng hạn chế, hoặc có thể gây chấn thương cho đối tượng trị liệu.
Một số huyệt đạo ở trên lưng
3 điểm quan trọng nhất trong kĩ thuật bấm huyệt cơ bản gồm: Tay thẳng trục, khớp vai buông lỏng, hướng tác động và lực đạo chính xác.
- Tư thế bấm huyệt đúng là tay duy trì ở tư thế thẳng trục. Tay thẳng trục nghĩa là ngón tay - cổ tay - khuỷu tay phải thẳng với nhau, không tạo thành chỗ gấp khúc nào khi thực hiện trị liệu. Thẳng trục giúp cho các khớp ở tay cùng phối hợp nhịp nhàng khi thực hiện thao tác, đồng thời tạo ra lực bấm tốt nhất mà các khớp lại ít phải chịu tác động của lực nhất.
- Buông lỏng vai giúp cho vùng vai được thoải mái hơn và phản lực được giải phóng tối đa.
- Hướng của lực bấm: Tùy theo từng huyệt vị khác nhau: Ở đầu, mặt, cổ, lưng, tay, chân... mà hướng tác động của lực cũng không giống nhau. Điều đó đòi hỏi chuyên gia trị liệu phải có kinh nghiệm trong việc lựa chọn lực phù hợp với thể trạng của người dùng, tiếp đó phải chọn đúng hướng tác động.
Kỹ thuật bấm huyệt cơ bản
Để tác động vào huyệt đạo có nhiều cách như: Day, ấn, bấm, châm, cứu ngải, vỗ hoặc xoa quanh vị trí huyệt... Động tác bấm huyệt thường được sử dụng và cơ bản gồm:
- Ấn huyệt bằng đầu ngón tay: Sử đầu ngón tay giữa hoặc ngón trỏ để ấn thẳng, vuông góc với bề mặt da.
- Ấn huyệt bằng ngón tay cái: Sử dụng ngón tay cái, giữ cho ngón tay thẳng, không gập khớp ngón tay khi bấm.
- Ấn bằng lòng bàn tay: Sử dụng lòng bàn tay để xoa, vỗ lên vùng quanh vị trí huyệt.
- Ấn bằng gốc bàn tay
- Sử dụng các ngón tay chồng lên nhau: Khi cần lực tác động mạnh.
- Đặt 2 bàn tay lên nhau để day ấn.
- Ấn vào vị trí của huyệt bằng gốc bàn tay.
Một số kĩ thuật xoa bóp bấm huyệt thông dụng