Mất ngủ hay còn gọi là chứng rối loạn giấc ngủ. Tình trạng này xảy ra khá phổ biến, nó có thể khiến chúng ta khó đi vào giấc ngủ, thậm chí không ngủ được hoặc thức dậy quá sớm. Có rất nhiều nguyên nhân gây mất ngủ mãn tính, bao gồm cả nguyên nhân về sức khỏe thể chất và tinh thần. Trong đó, trường hợp mắc các bệnh lý như đau mãn tính, ung thư, đái tháo đường… là những nguyên nhân chính gây mất ngủ mãn tính.
Những nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ mãn tính
Mất ngủ là gì?
Mất ngủ là tình trạng bị rối loạn giấc ngủ phổ biến, nó khiến người bệnh không ngủ được, cũng có thể làgặp khó khăn đi vào giấc ngủ hoặc thức dậy quá sớm.
Chứng mất ngủ được xếp vào mãn tính khi tình trạng này diễn ra trên 1 tháng.
Một số triệu chứng có thể đi kèm khi bị mất ngủ mãn tính:
- Thức dậy quá sớm so với thời gian bình thường dậy vào buổi sáng;
- Ban đêm thường đi lại nhiều;
- Sau một đêm ngủ nhưng vẫn có cảm giác không được nghỉ ngơi;
- Cảm thấy mệt mỏi hoặc buồn ngủ quá mức vào ban ngày;
- Luôn trong trạng thái lo âu hoặc bị trầm cảm;
- Rất khó tập trung, không thể suy nghĩ và gặp khó khăn trong việc ghi nhớ;
- Thường mắc lỗi khi làm việc, phản ứng chậm, dễ gặp tai nạn;
- Liên tục cảm thấy bất an và lo lắng về giấc ngủ.
Những nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ mãn tính
Có nhiều nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ mãn tính. Trong đó, sự căng thẳng, thay đổi nhịp sinh học, các thói quen xấu trong sinh hoạt trước khi đi ngủ là nguyên nhân phổ biến làm mất ngủ.
- Do căng thẳng
Tình trạng lo lắng và căng thẳng về công việc, học tập, sức khỏe, tài chính, gia đình…sẽ khiến cơ thể chúng ta phải hoạt động nhiều vào ban đêm và trở thành nguyên nhân gây mất ngủ.
Ngoài ra, các yếu tố như có sự kiện hoặc gặp chấn thương, người thân đau ốm hoặc mất, ly hôn, mất việc… cũng có thể gây căng thẳng và khiến mất ngủ mãn tính.
- Do yếu tố lịch làm việc hoặc công tác
Trong cơ thể con người, nhịp sinh học có cơ chế hoạt động như một chiếc đồng hồ, nó làm nhiệm vụ hướng dẫn các chu kỳ thức và ngủ, sự trao đổi chất cũng như nhiệt độ. Vì thế, khi bị rối loạn nhịp sinh học sẽ có thể dẫn đến chứng mất ngủ. Trong đó, các yếu tố như chế độ làm việc phải di chuyển nhiều, thường xuyên thay đổi giờ giấc làm việc… sẽ làm rối loạn nhịp sinh học và gây mất ngủ.
- Thực hiện những thói quen xấu trước khi ngủ
Giờ giấc ngủ thất thường, môi trường ngủ gây ảnh hưởng xấu, hoạt động gây kích thích trước khi ngủ, xem điện thoại, tivi… ngay trước khi đi ngủ sẽ làm ảnh hưởng đến chu kỳ thức và ngủ.
- Ăn quá nhiều vào buổi tối
Ăn quá no vào buổi tối sẽ khiến cơ thể cảm thấy không thoải mái, thậm chí có trường hợp còn gây ợ chua, trào ngược lại axit dạ dày lên thực quản.
- Do sử dụng thuốc
Khi sử dụng một số loại thuốc như thuốc điều trị bệnh hen suyễn hoặc huyết áp, một số loại thuốc chống trầm cảm… sẽ có tác dụng phụ ảnh hưởng tới giấc ngủ và làm gián đoạn giấc ngủ.
- Uống đồ uống gây kích thích
Caffeine, nicotine, rượu, trà, cà phê và thức uống có chứa caffeine… sẽ gây kích thích thần kinh. Vì thế, nếu uống chúng vào buổi chiều muộn hoặc buổi tối có thể gây mất ngủ vào ban đêm.
Hút thuốc lá sẽ khiến nicotine có trong thuốc lá kích thích và làm cản trở giấc ngủ.
- Do sự thay đổi mô hình giấc ngủ
Giấc ngủ ở người cao tuổi sẽ gặp khó khăn hơn do sự thay đổi môi trường, do tiếng ồn… sẽ có thể khiến người già bị thức giấc và khó ngủ lại.
- Ít vẫn động và lười tập thể dục thể thao dẫn tới mất ngủ
Trường hợp ít vận động thể thất sẽ bị cản trở giấc ngủ ngon. Ngoài ra, khi chúng ta càng ít vận động thì càng có xu hướng buồn ngủ vào ban ngày, chính điều này đã gây cản trở giấc ngủ vào ban đêm.
Các bệnh lý có thể gây mất ngủ mãn tính
Nếu tình trạng stress hoặc cơ thể mệt mỏi có thể gây ra mất ngủ cấp tính thì khi mắc các bệnh lý có thể dẫn tới tình trạng mất ngủ mãn tính.
Những bệnh lý có thể gây ra chứng mất ngủ mãn tính như:
- Trường hợp bị đau lưng, viêm khớp mãn tính...
- Người mắc bệnh lý bàng quang và tuyến tiền liệt sẽ gây tiểu đêm nhiều lần.
- Bệnh nhân ung thư.
- Người bị bệnh đái tháo đường.
- Những người mắc bệnh tim mạch.
- Bệnh nhân hen suyễn.
- Người bị trào ngược dạ dày thực quản.
- Trường hợp bị tuyến lý giáp thừa.
- Người mắc bệnh Parkinson và bệnh Alzheimer.
- Bệnh nhân bị rối loạn sức khỏe tâm thần: Những người bị rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, ám ảnh cưỡng chế hoặc rối loạn căng thẳng sau chấn thương… sẽ có nguy cơ cao bịgián đoạn giấc ngủ và tiển triển thành bệnh mất ngủ mãn tính.
- Các rối loạn liên quan đến giấc ngủ: Chứng ngưng thở khi ngủ, hội chứng chân không yên… cũng gây trở ngại cho giấc ngủ khiến người bệnh khó ngủ hoặc không ngủ được và có thể dẫn tới mất ngủ mãn tính.
Để cải thiện tình trạng mất ngủ chúng ta cần tập thói quen đi ngủ đúng giờ, hạn chế việc ăn qua no vào buổi tối, hạn chế sử dụng các chất kích thích. Việc tập thể dục nhẹ nhàng trước khi đi ngủ 1 tiếng cũng rất tốt. Ngoài ra các bạn có thể áp dụng massage trị liệu, sử dụng ghế massage để thư giãn các cơ, giảm căng thẳng, giúp dễ ngủ và ngủ ngon hơn !