Thừa cân và béo phì thường được gọi liền với nhau, vì thế rất nhiều người đã hiểu lầm đây là một. Tuy nhiên, thừa cân và béo phì là hai yếu tố hoàn toàn khác nhau và chúng được phân chia rõ ràng dựa vào bảng giá trị BMI.
Sự khác nhau giữa tình trạng thừa cân và bệnh béo phì
Định nghĩa về thừa cân và béo phì
- Thừa cân chính là tình trạng cân nặng của một người vượt quá ngưỡng phù hợp với chiều cao của người đó.
- Béo phì được đĩnh nghĩa là hiện tượng mỡ tích tụ quá nhiều và bất bình thường theo kiểu cục bộ trên toàn cơ thể. Béo phì có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe con người.
Để đánh giá tình trạng béo phì, không chỉ quan tâm đến mức cân nặng mà còn phải quan tâm đến tỷ lệ mỡ tồn tại trong cơ thể.
Sự khác nhau giữa thừa cân và bệnh béo phì
* Chỉ số BMI là gì?
Bảng giá trị BMI được sử dụng để đánh giá tình trạng thừa cân hay béo phì đối với từng khu vực.
Giá trị BMI được quy định là chỉ số khối của cơ thể và nó được sử dụng làm công cụ để đo lượng mỡ có trong cơ thể.
Chỉ số BMI được áp dụng được cho cả nam giới và phụ nữ với công thức tính: BMI = W / (H^2)
Trong đó: W là cân nặng(đơn vị tính kg); H là chiều cao (đơn vị tínhm).
* Áp dụng giá trị BMI để đánh giá người thừa cân và béo phì
WHO đã đưa ra bảng giá trị BMI đối với những người thừa cân và béo phì ở Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam) như sau:
Nhóm thừa cân: Giá trị BMI ≥ 23
Nhóm tiền béo phì: Giá trị trong khoảng 23 < BMI < 24,9
Nhóm béo phì mức độ I: Giá trị trong khoảng 25 < BMI < 29,9
Nhóm béo phì mức II: Giá trị BMI ≥ 30,0
Trong cơ thể, việc phân phối lượng mỡ dư thừa gây ảnh hưởng trực tiếp đối với các nguy cơ bệnh tật. Khi mỡ tích tụ ở vùng bụng thường gây nguy hiểm hơn so với tình trạng mỡ tích tụ ở các khu vực ngoại vi. Vì thế, ngoài việc theo dõi giá trị BMI chúng ta cần lưu ý tới các yếu tố như tỷ số vòng bụng/vòng mông. Mức giá trị nguy hiểm đối với nam giới và phụ nữ. Khi nam giới ở mức 0,9 và đối với phụ nữ ở ngưỡng 0,8 sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh lý như tim mạch, cao huyết áp, đái tháo đường,...
Thế nào là thừa cân và béo phì ở trẻ em?
Đối với trẻ em, WHO đã đưa ra khuyến cáo nên đánh giá tình trạng thừa cân, béo phì dựa trên tỷ số cân nặng và chiều cao. Ngoài ra, cũng có thể tra giá trị ở bảng BMI, nhưng phải được tính toán chính xác cho từng độ tuổi cụ thể.
Một số biểu hiện trẻ bị thừa cân, béo phì có thể quan sát được bằng mắt thường như:
Trẻ bị tăng cân mất kiểm soát, hàng tháng mức độ tăng quá nhanh theo sơ đồ tăng trưởng.
Khuôn mặt tròn trĩnh, má phính và bị xệ, cổ có ngấn lớn.
Mỡ bụng dày, xuất hiện nhiều mỡ vùng bẹn, vùng ngực, đùi và nách.
Trẻ có thể ra nhiều mồ hôi khi chỉ chạy nhảy bình thường.
Những tác hại do bệnh béo phì gây ra cho sức khỏe con người
Tác hại đối với người trưởng thành
Béo phì có thể gây ra các bệnh lý như:
- Các bệnh lý liên quan tới tim mạch: Người béo phì có nguy cơ cao bị tăng mỡ máu, cao huyết áp, mắc bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não,...
- Bệnh đái tháo đường
- Bệnh sỏi mật; Những người béo phì có nguy cơ bị sỏi mật cao gấp 4 lần so với người bình thường. Tình trạng béo bụng càng cao thì khả năng bị sỏi mật càng lớn.
- Dễ mắc ung thư: Phu nữ béo phì dễ mắc các bệnh lý ung thư vú và ung thư cổ tử cung. Đối với nam giới thường gặp các loại ung thư thận và ung thư tuyến tiền liệt.
- Mắc các bệnh lý về xương khớp và Gout: Phụ nữ bị béo phì gặp khó khăn khi mang thai và sinh con, đồng thời rất dễ mắc một số bệnh lý khác như viêm khớp, đau cột sống, thoái hóa khớp,...
- Người béo phì khi thực hiện phẫu thuật, rất dễ để lại di chứng và khó lành vết mổ.
- Tuổi thọ của những người béo phì thường bị giảm so với những người bình thường.
Tác hại đối với trẻ em
Khi trẻ nhỏ không kiểm soát được cân nặng, sau này lớn lên sẽ bị béo phì và có nguy cơ cơ mắc các bệnh nguy hiểm.
Một số tác hại khi trẻ bị thừa cân, béo phì:
- Ảnh hưởng tới tâm lý: Trẻ béo phì thường bị bạn bè đồng trang lứa chọc ghẹo và dẫn tới tâm lý tự ti. Nếu lâu dần sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý của trẻ, thậm chí có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành và dễ gây trầm cảm. Tâm lý này gây ảnh hưởng đến chất lượng học tập, tâm sinh lý của trẻ trước và sau giai đoạn dậy thì.
- Luôn tự ti về hình thể: Trẻ béo phì thường tự ti, không hài lòng về cơ thể của mình, thậm chí bị ám ảnh sự thừa cân và cảm thấy ghét bỏ chính cơ thể mình.