Theo y học cổ truyền, phương pháp xoa bóp bấm huyệt có tác dụng giúp điều hòa các chức năng của hệ tiêu hóa. Trong đó, xoa bóp bấm huyệt có thể hỗ trợ cải thiện hiệu quả tình trạng táo bón, để cơ thể thoải mái hơn.
Nguyên nhân táo bón và các dấu hiệu
Nguyên nhân
Táo bón là tình trạng đại tiện khó, phân cứng và ở trong ruột lâu hơn 2 ngày.
Những yếu tố gây ra táo bón như: Do các cơ đại tiện yếu, thiếu sự kích thích ruột, tị rối loạn chức năng thần kinh… Đây chính là yếu tố khiến chất bã bị giữ lâu trong ruột, làm cho ruột hút quá nhiều nước gây ra phân cứng.
Dấu hiệu nhận biết táo bón
- Đi đại tiện cách nhau trên 2 ngày
- Phân khô, gặp khó đại tiện
- Xuất hiện triệu chứng căng bụng, đau bụng,
- Người bệnh có dấu hiệu chóng mặt
- Bị ợ hơi, biếng ăn, cơ thể mệt mỏi
Massage huyệt khi bị táo bón
Xoa bụng
- Thực hiện: Người bệnh nằm ngửa và co 2 chân lại. Xếp chồng 2 bàn tay lên nhau rồi đặt trên vùng rốn, thực hiện xoa vùng giữa bụng và dưới rốn theo chiều kim đồng hồ.
Thực hiện thao tác trong 5 phút, sau đó xoa cả bụng trong 2 phút. Khi thực hiện động tác đòi hỏi nhanh nhưng lực phải nhẹ, đủ sâu và lực tăng dần.
- Tác dụng khi xoa bóp hoặc massage vùng bụng: Tác động rất tốt cho hệ tiêu hoá, chăm sóc toàn diện các nội tác trong khoang bụng, cho vùng bụng khỏe mạnh, cơ thể và tinh thần thoải mái.
Đẩy và ấn vùng hốc chậu trái
- Thực hiện: Người bệnh nằm ngửa, chân co lại, đặt bàn tay trái lên phía trên vùng hốc chậu trái rồi xếp chồng bàn tay phải lên. Sử dụng lực ấn và đẩy đồng thời từ trên xuống dưới.
- Tác dụng: Khi đẩy và ấn vùng hốc chậu trái sẽ tác động trực tiếp vào trực tràng, đem lại tác dụng tăng sức mạnh co bóp của trực tràng.
Xoa bụng kết hợp bấm huyệt
Xoa bóp bấm huyệt có tác dụng giúp quá trình điều trị táo bón có được hiệu quả nhanh chóng với 2 bước, đó là:
Bước 1: Thực hiện xoa bóp vùng bụng
Để thực hiện xoa bóp, người bệnh cần nằm ngửa trên giường và để cơ thể thả lỏng, thót cơ bụng rồi hít thở nhẹ nhàng. Khi cơ bụng đã thót tối đa thì người bệnh nên ngừng thở và giữ nguyên tư thế này trong 30 giây, sau đó hãy thả lỏng và thở ra nhẹ nhàng.
Tiếp theo, đặt hai tay lên bụng rồi trượt theo chiều ngang. Thực hiện động tác lặp lại từ 20 – 30 lần. Sau đó, hãy đặt ngón cái lên trên rốn, thực hiện xoa vòng tròn quanh rốn theo chiều kim đồng hồ.
Động tác này có tác dụng giúp kích thích nhu động đại tràng.
Bước 2: Bấm huyệt
Sau khi xoa bóp vùng bụng, người bệnh nên nghỉ ngơi trong khoảng 3 – 5 phút rồi mới tiếp tục thực hiện bấm huyệt. Bấm huyệt sẽ tác động vào số huyệt đạo nhằm mục đích cải thiện tình trạng táo bón, đồng thời giúp cơ quan tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.
- Huyệt thiên khu
Huyệt này ở vị trí ngang hai bên rốn, cách rốn khoảng 2 thốn.
Để thực hiện bấm huyệt, người bệnh đặt 2 ngón tay cái lên rốn, các ngón tay còn lại sẽ ôm lấy thành bụng. Sau đó, dồn lực vào ngón tay cái rồi ấn xuống, giữ động tác khoảng 2 phút.
Kích thích huyệt Thiên khu có tác dụng tăng chuyển động cơ đại tràng.
- Huyệt Thần khuyết
Huyệt nằm ở vị trí đúng tại lỗ rốn. Để ấn huyệt, cần sử dụng ngón tay cái ấn lên huyệt với lực từ nhẹ nhất rồi tăng dần, tới khi cơ thể thích nghi được thì giữ nguyên động tác trong 1 phút.
Lưu ý trong khi ấn, cần xoay nhẹ theo chiều của kim đồng hồ.
- Huyệt Khí hải
Huyệt ở vị trí bên dưới rốn, cách rốn khoảng 1.5 thốn.
Sử dụng ngón tay cái day ấn vào huyệt Khí hải từ 1 – 3 phút.
Ấn huyệt này có tác dụng giúp tăng nhu động ruột, đẩy lùi triệu chứng táo bón và đầy hơi,…
- Huyệt Túc tam lý
Ở vị trí mặt ngoài của đầu gối và cách đầu gối xuống dưới khoảng 3 thốn.
Để ấn huyệt, chỉ cần dùng ngón tay cái day ấn vào huyệt đạo này từ 1 – 3 phút.
Thực hiện động tác sẽ đem lại tác dụng giảm táo bón, giúp an thần và phòng tránh suy nhược thần kinh.
Phòng ngừa táo bón
- Nên thực hiện xoa bóp bấm huyệt mỗi ngày 2 lần, vào sáng và tối, tác dụng giúp điều trị và phòng tránh táo bón, rối loạn tiêu hóa.
- Tập thói quen đại tiện hằng ngày vào một khung giờ nhất định.
- Có chế độ ăn uống thích hợp, khoa học.
- Chăm chỉ vận động và luyện tập thể dục thể thao.