Lo âu là phản ứng của cơ thể khi đứng trước các mối nguy hiểm, là một cảnh báo tự động khi chúng ta phải đối mặt với các mối đe dọa, áp lực. Rối loạn lo âu có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực, tuy nhiên, nếu hiểu đúng về tình trạng này và có được cách xử lý phù hợp chúng ta sẽ hạn chế được các tác động xấu.
Thông thường, các chứng rối loạn lo âu khác nhau sẽ có các loại thuốc điều trị khác nhau. Một số có tác dụng ngăn ngừa, số khác được sử dụng để điều trị tình trạng này.
Thuốc chống trầm cảm, nhất là thuốc ức chế tái hấp thu serotonin một cách có chọn lọc có thể sử dụng thường xuyên khi bạn thấy lo âu. Nó được sử dụng rộng rãi trong điều trị và ngăn ngừa các chứng rối loạn lo âu, phổ biến là: Prozac, zoloft, celexa, paxil, lexapro… Đối với người bị lo âu tột độ, hoảng loạn vô cớ thì có thể dùng thuốc chống lo âu, thường là: Ativan, valium, librium, xanax, klonopin, buspar. Việc sử dụng thuốc phải được bác sĩ kê đơn
Thuốc thường có tác dụng phụ, vì vậy việc sử dụng thường xuyên có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của người bệnh. Việc áp dụng các liệu pháp tâm lý kết hợp với dược phẩm được áp dụng phổ biến hơn.
Liệu pháp điều trị chứng lo âu
Một số phương pháp phổ biến hay được sử dụng là:
- Liệu pháp tâm lý động lực.
- Liệu pháp hỗ trợ đồng cảm.
- Liệu pháp nhận thức hành vi.
- Điều chỉnh lối sống và sinh hoạt để giảm nhẹ chứng lo âu.
- Tập luyện hàng ngày cũng là một cách rất tốt để giúp điều trị các chứng lo lo âu. Trong quá trình tập, người bệnh cần giữ nhịp tim ổn định trong khoảng thời gian ít nhất là 30 phút.
Bạn có thể tham khảo bài tập yoga đơn giản này: Nằm ngửa ở nơi thoải mái; Từ từ hít thở bằng mũi, sử dụng cơ hoành để đưa không khí vào trong phổi và tập trung khí ở bụng; Sau đó thở ra, đảo ngược lại quá trình bằng cách hóp bụng dần khi thở để kết thúc động tác. Lặp lại nhiều lần.
Mẹo cân bằng cảm xúc khi bị rối loạn lo âu
Khi bạn cảm thấy lo lắng, áp lực, hãy thử các mẹo nhỏ sau:
- Dành thời gian để nghỉ ngơi: Tập các bài vận động nhẹ nhàng, nghe nhạc thư giãn, suy nghĩ về một vấn đề gì đó tích cực. Hoặc đơn giản là massage thư giãn, bạn có thể đến các spa, trung tâm mát xa trị liệu, hoặc sử dụng ghế massage tại nhà.
- Ăn uống đầy đủ: Bạn nên có thực đơn cân đối và đủ chất, không nên bỏ bữa.
- Hạn chế chất kích thích: Rượu, bia, cà phê… là những thức uống có thể gây ra tình trạng lo âu, hoảng sợ vô cớ.
- Ngủ đủ giấc: Khi gặp phải áp lực cơ thể chúng ta cần được thư giãn với một giấc ngủ ngon.
- Thường xuyên thể dục thể thao: Vận động giúp bạn rời xa các suy nghĩ tiêu cực, có thêm động lực để vượt qua các áp lực trong cuộc sống và công việc. Thể thao cũng giúp cơ thể sản sinh các hóc môn tích cực có thác dụng làm hưng phấn tinh thần.
- Giữ cho bản thân vui vẻ: Bản có thể xem phim hài, đọc truyện cười, tiếp xúc với những người vui vẻ.
- Hòa nhập: Bạn có thể tham gia vào các công tác tình nguyện để bản thân trở nên năng động hơn, và cũng thấy được rằng cuộc sống còn rất nhiều người khổ và họ cũng luôn cố gắng để vươn lên, vượt qua nghịch cảnh.
- Trò chuyện, chia sẻ: Hãy thoải mái chia sẻ vấn đề của bạn với bạn bè, người thân trong gia đình. Đừng ngần ngại cho họ biết bạn đang cảm thấy như thế nào, và cách họ có thể hỗ trợ bạn – nếu có. Ngoài ra các chuyên gia, bác sĩ tâm lý cũng là những địa chỉ đáng tin cậy để bạn tìm đến.
- Tìm hiểu nguyên nhân: Sự lo âu có thể đến từ công việc, gia đình, học hành, thi cử… Việc suy nghĩ và tìm hiểu về nguyên nhân cũng có thể là cách để bạn có thể cởi bỏ áp lực.
Dĩ nhiên, chúng ta không thể kiểm soát mọi thứ. Trong mọi trường hợp hãy xem xét vấn đề mà chúng ta đang gặp phải với một câu hỏi thẳng thắn: Liệu nó có tệ như mình nghĩ?
Trên đây là một số Mẹo cân bằng cảm xúc khi bị rối loạn lo âu. Mong rằng sau khi đọc xong bài viết này các bạn có thể bỏ lại sau lưng những cảm xúc tiêu cực và thay thế nó bằng những tình cảm tích cực, giữ được sự cân bằng, vui vẻ !