Thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh lý liên quan tới xương khớp có tỉ lệ người mắc cao nhất tại Việt Nam. Trong đó, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm cổ là thường gặp nhất. Nguyên nhân gây bệnh đến từ nhiều yếu tố khác nhau. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ diễn biến nặng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh.
Nội dung dưới đây sẽ chia sẻ với các bạn các nguyên gây gây thoát vị đĩa đệm.
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cột sống
Tác động của quá trình lão hóa
Quá trình lão hóa do tuổi tác khiến cho sức khỏe của hệ thống cơ – xương – khớp suy giảm. Đĩa đệm của chúng ta được nuôi dưỡng hàng ngày bởi sự thẩm thấu, trải qua thờ gian cùng với tuổi tác càng cao thì khả năng thẩm thấu càng kém, dẫn tới đĩa đệm bị khô dần do mất nước.
Cùng với đó, các bao xơ bao bọc ở bên ngoài nhân nhày cũng dần trở nên yếu đi, chỉ cần tác động của một lực nhỏ cũng có thể bị rách và khiến cho nhân nhày thoát ra ngoài và gây ra tình trạng thoát vị đĩa đệm.
Sai tư thế
Sai tư thế khi mang vác vật nặng, lao động, tập luyện thể dục thể thao, thậm chí là trong sinh hoạt hàng ngày kéo dài (ngồi gù lưng, cúi đầu nhiều, quá sức)… khiến cho cột sống lưng phải chịu áp lực lớn, liên tục đều có thể là nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm lưng.
Chấn thương
Một trong những nguyên nhân thường gặp nhất gây thoát vị đĩa đệm cột sống là do chấn thương. Chấn thương có thể xảy ra trong khi tham gia giao thông, lao động, vận động thể thao, ngã xe… khiến xảy ra va chạm mạnh ở vùng lưng khiến cho một hay nhiều đĩa đệm bị tổn thương, rách bao xơ và bong nhân nhày ra ngoài.
Thừa cân, béo phì
Những người có trọng lượng cơ thể lớn thường có nhiều nguy cơ bị thoát vị hơn. Nguyên nhân là do lực tác động lớn lên vùng cột sống khiến cho đĩa đệm dễ bị tổn thương.
Tính chất công việc
Một số người do tính chất công việc phải thường xuyên ở trong tư thế cúi gập người, cổ rướn về trước, ví dụ như người thường xuyên làm việc với máy tính, nhân viên văn phòng. Bên cạnh đó là những người phải đứng nhiều như giáo viên; Người thường xuyên phải nhấc và mang vật nặng như công nhân bốc vác.
Thói quen sinh hoạt
Những người có thói quen sinh hoạt hàng ngày thiếu khoa học cũng rất dễ bị thoát vị đĩa đệm. Cụ thể là: Uống nhiều rượu bia, lười vận động thể chất, chế độ ăn uống nghèo nàn thiếu các chất dinh dưỡng thiết yếu, kê gối quá cao trong khi ngủ, dùng điện thoại khi nằm trên giường.
Bệnh lý bẩm sinh
Một số người do bẩm sinh đã có cột sống cộ yếu nên rất dễ bị giảm đàn hồi của đĩa đệm, rách bao xơ dẫn tới thoát vị.
Với những trường hợp thoát vị xảy ra tại đốt sống cổ C5 và C6 thì nguyên nhân chủ yếu là do hai đốt sống này thường xuyên phải hoạt động và chịu lực tác động.
Vì sao thoát vị đĩa đệm lại là bệnh lý xương khớp phổ biến ?
Câu trả lời một phần nằm trong quá trình tiến hóa của co người. Theo đó, đĩa đệm là phần nối giữa các đốt sống với nhau. Nó có cấu tạo đặc biệt gồm có một nhân nhày ở giữa có tính chất ngậm nước. Nhân này được bảo vệ bởi một lớp bao xơ ở bên ngoài, thành phần chính của bao xơ là các sợi collagen có khả năng đàn hồi cao và chịu lực tốt. Các đĩa đệm phối hợp cùng các dây chằng, các gân tạo thành cột sống với cấu trúc vững chắc.
Các nhà khoa học nhận thấy người cổ đại cũng như động vật tứ chi thì cột sống đều có dạng đường cong, phù hợp để chịu tải trọng cơ thể ở tư thế thân nằm ngang. Khi di chuyển lực tác động được phân bố đều vào cột sống và 4 chi.
Trong quá trình tiến hoá của mình, hai chi trước của con người dần ngắn lại và trở thành tay, thích hợp với các hoạt động cầm nắm, lao động. Hai chi sau lại phát triển dài ra, thẳng và lớn hơn để phục vụ mục đích đi lại. Con người chuyển từ đi bằng 4 chi sang 2 chi với dáng đứng thẳng. Cột sống cũng tiến hóa và chuyển thành dạng chữ S để phù hợp với dáng đứng. Do đó, cột sống chịu toàn bộ sức nặng của cơ thể, và áp lực dồn vào cũng lớn hơn rất nhiều.
Với chức năng giống như một lò xo giảm chấn ở giữa các đốt xương, đĩa đệm thường xuyên bị chèn ép, từ đó gây phồng, lồi, rách bao xơ khiến nhân nhày thoát ra khỏi vị trí tự nhiên ban đầu và gây thoát vị đĩa đệm.
Để phòng ngừa thoát vị thì chúng ta cần giảm áp lực lên cột sống bằng cách điều chỉnh tư thế sinh hoạt và làm việc, hạn chế ngồi lâu một chỗ; Nên có chế độ dinh dưỡng tốt, giữ trọng lượng cơ thể ổn định; Vận động thể dục thường xuyên kết hợp với nghỉ ngơi đầy đủ; Nên kết hợp với liệu pháp massage hoặc sử dụng ghế massage để giúp thư giãn toàn thân, đặc biệt là cột sống !