Viêm cơ tim là tình trạng viêm của mô cơ tim, tình trạng viêm này có thể diễn tiến cấp tính hoặc kéo dài và trở thành mãn tính. Viêm cơ tim có thể có hoặc không liên quan đến van tim hoặc màng ngoài tim.
Bệnh viêm cơ tim có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất ở những người trẻ trong độ tuổi từ 20 - 40 tuổi. Người bệnh bị suy giảm miễn dịch. Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ bị mắc cao.
Tìm hiểu về viêm cơ tim
Bệnh có thể gây tổn thương cho cơ tim và ảnh hưởng tới chức năng bơm máu đi nuôi toàn bộ cơ thể. Tình trạng viêm còn tác động tới điện tim dẫn tới rối loạn nhịp tim.
Trên lâm sàng, tính chất của viêm cơ tim có thể thay đổi khác nhau từ nhẹ đến nặng tùy theo từng người bệnh. Nó có thể gây biến chứng nhịp tim nhanh hoặc rối loạn nhịp tim. Đối với những trường hợp bị viêm nặng có thể gây biến chứng suy tim, thậm chí có thể hoặc không hình thành các cục máu đông gây đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim; Nguy cơ tử vong lên tới 70% nếu không được phát hiện và điều trị tích cực kịp thời.
Một số biểu hiện thường gặp bao gồm: Sốt cao, đau đầu, mỏi cơ, chảy nước mũi và nước mắt, tiêu chảy, biếng ăn, khó thở. Tình trạng cơ thể gia tăng sau 1 - 2 ngày kèm theo các hiện tượng đau tức ở vùng gan, trống ngực đánh thình thịch, đau ngực. Một số trường hợp nặng hơn còn ghi nhận tình trạng mạch đập nhỏ mà nhanh, huyết áp tụt, da người bệnh bị tái.
Để chẩn đoán viêm cơ tim các bác sĩ thường sử dụng các phương pháp: Điện tâm đồ; Siêu âm tim; Chụp Xquang tim phổi; Xét nghiệm nồng độ men tim cũng như kháng thể kháng virus; Sinh thiết cơ tim…
Viêm cơ tim do những nguyên nhân nào gây ra?
Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng viêm cơ tim:
Dơ tim, trong đó có thể kể tới như: virus, vi khuẩn, nấm, tia xạ và hóa chất, thuốc….
Trong một số trường hợp, viêm cơ tim xảy ra ở phụ nữ sau sinh hoặc ở những người nghiện rượu…tuy nhiên không có bằng chứng rõ ràng của những tác nhân gây bệnh này.
Theo số liệu thống kê, virus là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm cơ tim, đây cũng là tác nhân gây bệnh thường gặp nhất, nó chiếm tới >50% trường hợp mắc bệnh. Các loại virus có thể được phân lập từ dịch mũi, chất tiết họng, mô cơ tim hoặc từ phân của những người bệnh đang ở giai đoạn bệnh cấp tính.
Tác nhân gây bệnh sẽ quyết định mức độ nặng nhẹ của bệnh viêm cơ tim cũng như diễn tiến bệnh trên lâm sàng.
Ngoài ra, viêm cơ tim do virus bạch hầu xuất hiện ở trẻ em thường là những trường hợp bệnh nặng, có tỷ lệ tử vong > 80%.
Phòng ngừa bệnh lý viêm cơ tim
Để phòng ngừa bệnh lý viêm cơ tim các chuyên gia và bác sĩ đưa ra một số lời khuyên:
- Nên giữ vệ sinh tốt, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.
- Tránh những hành vi có nguy cơ cao khiến cơ thể bị nhiễm vi rút như: Quan hệ chăn gối không an toàn, sử dụng ma túy.
- Nên giảm thiểu tiếp xúc với côn trùng: Sử dụng thuốc diệt côn trùng trong nhà. Nếu do tính chất công việc phải tiếp xúc nhiều với côn trùng thì nên có đồ bảo hộ.
- Tiêm vác xin phòng bệnh, đặc biệt là vác xin phòng rubella và cúm.
- Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân mắc các bệnh lý do vi rút, đặc biệt là khi bạn có hệ miễn dịch yếu.
Ngoài các biện pháp kể trên các bạn nên có chế độ dinh dưỡng khoa học, kết hợp với thể dục thể thao, massage trị liệu... để tăng cường khả năng đề kháng của cơ thể, phòng ngừa các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể.