Khi chất lượng giấc ngủ không được đảm bảo nó có thể do các yếu tố như thời gian ngủ không đủ, đi vào giấc ngủ khó khăn, dễ bị tỉnh giấc giữa chừng, cảm thấy uể oải khi thức dậy… Điều này chứng tỏ chúng ta đang bị bệnh mất ngủ ảnh hưởng và làm giảm chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, nếu để tình trạng mất ngủ kéo dài, nó có thể trở thành yếu tố nguy cơ gây ra các bệnh lý nguy hiểm.
Hiểu về tình trạng mất ngủ kéo dài
Giấc ngủ ngon có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của con người. Ngủ chính là một hoạt động diễn ra tự nhiên và có chu kỳ, nó giúp cơ thể nghỉ ngơi và phục hồi để bước sang một ngày làm việc mới hiệu quả. Một giấc ngủ có chất lượng tốt cẩn đảm bảo các yếu tố như ngủ đủ thời gian, ngủ sâu giấc và cảm thấy khỏe khoắn, sảng khoái khi tỉnh dậy.
Khi con người ngủ, cơ thể sẽ tạm dừng các hoạt động và cảm giác theo cách tương đối, lúc này cơ bắp sẽ được thư giãn, khả năng phản ứng và kích thích đối với môi trường bên ngoài cũng giảm đi.
Thông thường, đối với một người trưởng thành và khỏe mạnh sẽ ngủ với thời gian trung bình từ 7 – 8 tiếng mỗi đêm và thời gian ngủ trung bình của con người sẽ giảm dần theo độ tăng của từng lứa tuổi.
Tuy nhiên, rất nhiều người lại bị bệnh mất ngủ, đây là tình trạng rối loạn giấc ngủ khiến người mất ngủ bị giảm sút cả về sức khỏe và tinh thần, đồng thời có nguy cơ cao bị mắc các bệnh lý nguy hiểm về thần kinh, tim mạch...
Nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ kéo dài
Ngoài yếu tố căng thẳng tâm lý thì bệnh mất ngủ còn do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó, phải kể tới một số nguyên nhân phổ biến nhất, đó là:
- Do bị stress trong công việc và cuộc sống: Trong cuộc sống hiện đại thì stress là nguyên nhân hàng đầu gây mất ngủ. Áp lực công việc và gia đình khiến con người dễ rơi vào trạng thái lo âu, mất ngủ và những người trẻ tuổi là nhóm đối tượng dễ bị stress nhất.
- Lạm dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá: Sử dụng các chất kích thích sẽ làn hưng phấn hệ thần kinh và gây ra tình trạng rối loạn giấc ngủ.
- Do sử dụng thuốc điều trị bệnh: Một số loại thuốc điều trị bệnh cũng là nguyên nhân gây bệnh mất ngủ như thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp, corticoid, thuốc chống trầm cảm,...
- Thay đổi thói quen sinh hoạt cũng có thể gây mất ngủ.
- Do yếu tố môi trường tác động: Môi trường sống ô nhiễm, đặc biệt là tiếng ồn sẽ khiến chúng ta khó đi vào giấc ngủ.
- Do mắc các bệnh lý: Một số bệnh lý mãn tính với các triệu chứng kéo dài như viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng huyết áp ... cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng mất ngủ kéo dài, nhất là ở người cao tuổi.
Biểu hiện khi bị bệnh mất ngủ
Một số triệu chứng đặc trưng cho tình trạng rối loạn giấc ngủ như:
- Bị đau đầu: Các cơn đau đầu thường xuất hiện song hành với tình trạng mất ngủ kéo dài. Nguyên nhân là do các tế bào thần kinh bị thiếu máu, dẫn tới căng thẳng thần kinh.
- Người bệnh cảm giác mệt mỏi, chán ăn: Tình trạng này thường xuất hiện ở những người bị mất ngủ kéo dài, do cơ thể không được phục hồi năng lượng gây cảm giác uể oải, không thèm ăn.
- Thường xuyên mất ngủ vào buổi tối: Người bệnh khó đi vào giấc ngủ và thường bị tỉnh giấc giữa đêm hoặc dậy rất sớm vào buổi sáng gây ra cảm giác mệt mỏi và căng thẳng.
- Mất ngủ vào buổi trưa: Đây cũng là một trong những dấu hiệu của tình trạng mất ngủ kéo dài.
- Có dấu hiệu bị suy giảm trí nhớ, mất tập trung: Những dấu hiệu này rất đáng báo động và người bệnh cần được điều trị càng sớm càng tốt.
- Tình trạng rối loạn tâm lý: Khi bị mất ngủ kéo dài, người bệnh rất dễ mắc các chức rối loạn tâm thần, trong đó phổ biến nhất là chứng trầm cảm.
Phương pháp điều trị chứng mất ngủ kéo dài
Cùng tham khảo một số phương pháp điều trị chứng mất ngủ kéo dài được áp dụng phổ biến và đem lại hiệu quả rất tốt.
- Tìm nguyên nhân gây bệnh mất ngủ kéo dài: Mỗi trường hợp bị mất ngủ đều có những nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, khi xác định đúng nguyên nhân sẽ giúp việc điều trị bệnh dễ dàng và hiệu quả hơn.
- Thay đổi chế độ ăn uống phù hợp; Để cải thiện chứng mất ngủ, người bệnh có thể tham khảo sử dụng một số loại thực phẩm như: Nước mật ong, hạt sen, hoa tam thất, chuối xanh...có tác dụng rất tốt cho giấc ngủ.
- Chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao: Duy trì luyện tập các bài tập như ngồi thiền, tập yoga… sẽ đem lại tác dụng tăng tuần hoàn máu, giải tỏa căng thẳng và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
- Sử dụng thuốc điều trị: Một số loại thuốc có thể hỗ trợ điều trị bệnh mất ngủ kéo dài, đem lại tác dụng an thần, giảm lo âu. Tuy nhiên, người bệnh cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ và tránh lạm dụng thuốc.
- Áp dụng phương pháp châm cứu: Châm cứu giúp tăng cường máu lưu thông, đả thông kinh mạch và có tác dụng cải thiện bệnh mất ngủ một cách toàn diện.
- Massage bấm huyệt: Đây là phương pháp trị liệu giúp cơ thể thư giãn và giảm căng thẳng về mặt tinh thần, khí huyết cũng lưu thông tốt hơn. Người bênh có thể tự massage, tới các trung tâm trị liệu hoặc sử dụng ghế massage tại nhà.