Tình trạng thoái hóa khớp gối là bệnh lý không thể phục hồi hoàn toàn như cũ. Vì vậy, các phương pháp điều trị sẽ nhằm mục tiêu giảm đau, làm chậm quá trình tiến triển của bệnh, giúp phục hồi chức năng khớp gối, đồng thời hạn chế sự biến dạngvà giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trong bài viết này sẽ đề cập tới một số phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối phổ biến và đem lại hiệu quả tốt nhất.
Giảm cân và duy trì trọng lượng cơ thể phù hợp
Giảm cân sẽ giúp giảm đáng kể áp lực đè nặng lên đầu gối, điều này có tác dụng giảm triệu chứng khó chịu và làm chậm quá trình thoái hóa. Ngoài ra, giảm cân còn giúp phòng tránh một số bệnh lý liên quan như tăng huyết áp, bệnh đái tháo đường …
Chăm chỉ tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục là biện pháp đơn giản và hữu hiệu nhất để duy trì trọng lượng cơ thể ở mức cho phép.
Người bệnh bị thoái hóa khớp gối có thể tập các bài tập yoga sẽ hỗ trợ cải thiện khả năng vận động, đặc biệt là người cao tuổi.
Ngoài ra, một số bài tập khác cũng có tác dụng tốt như: Đạp xe; Đi bộ; Bơi lội; Thái cực quyền…
Thực hiện một số liệu pháp thay thế
Các liệu pháp thay thế cũng có khả năng kiểm soát tốt tình trạng khớp gối bị thoái hóa như:
- Thực hiện chườm lạnh hoặc chườm nóng
Chườm sẽ giúp làm dịu các cơn đau khớp gối do thoái hoá và không kèm theo tác dụng phụ. Để hiệu quả, hãy thực hiện chườm lạnh trước rồi sau đó hãy chườm nóng.
- Xoa bóp, massage cho khớp
Massage - xoa bóp sẽ có tác dụng thư giãn cơ bắp và làm dịu cơn đau, đồng thời nó còn kích thích lưu lượng máu đến vùng khớp bị thoái hóa. Tuy nhiên, hiệu quả massage đối với thoái hóa khớp gối chỉ mang tính tạm thời, do vậy hãy thực hiện kỹ thuật massage đúng cách để có được hiệu quả tốt nhất.
- Hãy cải thiện chất lượng giấc ngủ
Ngủ đủ giấc sẽ giúp kiểm soát tốt tình trạng thoái hóa khớp gối. Có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ theo các cách như:
Xây dựng thói quen thực hiện giờ đi ngủ cố định mỗi buổi tối.
Tránh sử dụng các thiết bị điện tử như tivi, máy tính, điện thoại… trước giờ lên giường.
Kê thêm gối dưới chân sẽ giúp giảm bớt áp lực cho khớp.
Có thể chườm nóng lên vùng đầu gối trước khi đi ngủ…
- Thực hiện phương pháp châm cứu
Châm cứu giúp đả thông kinh mạch và lưu thông khí huyết, điều này hỗ trợ rất tốt trong điều trị thoái hóa khớp gối.
Chế độ dinh dưỡng cho người bị thoái hóa khớp
Người bệnh thoái hóa khớp cần xây dựng cho mình chế độ ăn uống an toàn trong mỗi bữa ăn hàng ngày.
Tăng cường các loại thực phẩm tốt cho khớp như thực phẩm giàu omega-3, vitamin C, beta-carotene…
Chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp kiểm soát tốt cân nặng, tăng cường sự chắc khỏe và linh hoạt cho khớp, đồng thời giảm tình trạng viêm.
Sử dụng nẹp đầu gối để giúp bảo vệ khớp
Nẹp đầu gối sẽ giúp cải thiện tình trạng khó chịu, giảm đau vì nó giảm tải trọng lượng cơ thể, đồng thời hỗ trợ khả năng đi lại của người bệnh.
Điều trị sử dụng thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau có tác dụng loại bỏ tình trạng đau nhức dai dẳng và khó chịu.
Một số loại thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến như:
- Thuốc giảm đau không kê đơn: paracetamol, aspirin, ibuprofen…
- Thuốc giảm đau kê đơn: thuốc NSAIDs, một số loại thuốc dưới dạng kem hoặc gel bôi ngoài da…
Phương pháp tiêm nội khớp
- Tiêm steroid
Những người bị thoái hóa khớp gây đau nhức khớp gối nghiêm trọng có thể tiêm glucocorticoid hoặc corticosteroid trực tiếp vào khớp. Thuốc này có tác dụng giảm viêm, giảm tình trạng sưng cứng và đau nhức đầu gối.
Tuy nhiên, loại thuốc này không thể sử dụng lâu dài vài nó có thể góp phần bào mòn lớp sụn ở khớp gối.
- Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu PRP
Khi tiêm huyết tương giàu tiểu cầu vào khớp gối bị thoái hóa sẽ giúp kích thích quá trình chữa lành thương tổn, giảm đau và cải thiện chức năng hoạt động của khớp gối.
- Một số loại thuốc khác như:
Tiêm axit hyaluronic để bôi trơn khớp gối và xoa dịu cơn đau…
Tiêm tế bào gốcđể kích thích mô mới phát triển.
Phương pháp phẫu thuật khớp gối
Phẫu thuật được bác sĩ chỉ định khi tình trạng đau nhức khớp gối trở nên nghiêm trọng. Trong khi đó người bệnh không đáp ứng tốt với các liệu pháp điều trị bảo tồn.
- Phẫu thuật nội soi khớp gối
Đây là kỹ thuật ngoại khoa hiện đại, với các ưu điểm:
Diện tích xâm lấn do phẫu thuật nội soi nhỏ;
Giảm tỷ lệ tổn hại mô xung quanh;
Giảm thiểu nguy cơ phát sinh biến chứng sau phẫu thuật;
Hạn chế gây đau cho người bệnh trong quá trình phẫu thuật…
- Phẫu thuật thay khớp gối
Phương pháp này nhằm mục đích loại bỏ những phần bị hư tổn ở khớp do thoái hóa, đồng thời tái tạo bề mặt khớp gối, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.
- Phẫu thuật đục xương chỉnh trục
Mục đích của phương pháp này nhằm hỗ trợ ngăn chặn và làm chậm quá trình tổn thương khớp gối do thoái hóa.