Những vấn đề cần lưu ý sau phẫu thuật mổ gối

Khớp gối có cấu tạo rất phức tạp, là khớp lớn nhất đồng thời cũng là khớp vận động nhiều nhất trong cơ thể con người. Là khớp chịu toàn bộ sức nặn của cơ thể, vì vậy khớp gối rất dễ bị tổn thương. Đứt dây chằng khớp gối là tổn thương hay gặp nhất khi chấn thương khớp gối. Để điều trị chấn thương này người bệnh sẽ được phẫu thuật để tái tạo dây chằng. Sau phẫu thuật, người bệnh cần lưu ý luyện tập để sớm phục hồi các vận động.

Cấu tạo của khớp gối

Là vùng khớp có vai trò quan trọng đặc biệt trong chuyển động của cơ thể con người. Khớp gối được cấu tạo bởi:

Mặt khớp: 

Khớp gối có 2 mặt khớp, bao gồm: 

- Mặt khớp lồi cầu đùi - mâm chày 

- Mặt khớp giữa lồi cầu đùi - bánh chè. 

Cấu trúc sụn chêm nằm giữa mặt khớp lồi cầu đùi và mâm chày.Trong quá trình vận động khi sụn khớp lồi cầu đùi và mâm chày tiếp xúc thì sụn chêm sẽ có chức năng giảm gốc. Đồng thời, sụn chêm cũng đóng vai trò giữ cho khớp gối vững vàng khi con người vận động

Phương tiện nối khớp: 

- Bao khớp: làm nhiệm vụ che chở và bảo vệ khớp.

- Dây chằng: gồm có dây chằng trong, ngoài, dây chằng chéo trước và chéo sau, giúp giữ vững khớp mỗi khi thực hiện các động tác.

Bao hoạt dịch: 

Là một lớp màng hoạt dịch bao phủ toàn bộ khớp gối, nó có tác dụng tiết ra một lượng dịch khớp vừa đủ để bôi trơn cho quá trình vận động của khớp gối, đồng thời lớp màng hoạt dịch cũng có tác dụng chống các viêm nhiễm cho khớp gối.

Những vấn đề cần lưu ý sau phẫu thuật mổ gối

Sau phẫu thuật, người bệnh cần hạn chế vận động khớp gối 

Các nguyên nhân thường gặp nhất gây chấn thương khớp gối là do chơi thể thao hoặc tai nạn giao thông. Trong đó, chấn thương khi chơi thể thao chiếm tới 70% là tổn thương dây chằng, thường gặp nhất là tổn thương dây chằng chéo trước. 

Dấu hiệu nhận biết khi bị đứt dây chằng chéo:

- Khi bị chấn thương có thể nghe thấy tiếng rắc gãy đặc trưng.

- Khả năng vận động, đi lại của người bệnh bị hạn chế

- Người bệnh có cảm giác lỏng khớp gối, nhất là khi lên xuống cầu thang dễ xảy ra tình trạng khớp gối bị xoay, hay bị trượt, trẹo chân.

- Khi chạy nhanh, khớp gối có hiện tượng bị trượt ra trước.

- Nếu để tình trạng bệnh lâu ngày sẽ khiến teo các cơ đùi phía chân bị chấn thương.

Những vấn đề cần lưu ý sau phẫu thuật mổ gối

Để điều trị đứt dây chằng khớp gối cần phải tiến hành phẫu thuật tái tạo dây chằng. Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, phương pháp phẫu thuật nội soi đã mang lại hiệu quả cao trong điều trị chấn thương khớp gối. Tuy nhiên nó vẫn có thể xảy ra một số biến chứng như:

- Nhiễm khuẩn: rất ít gặp, chỉ xảy ra trong trường hợp người bệnh sử dụng mảnh ghép là gân đồng loại.

- Lây nhiễm virus như: virus viêm gan C, HIV… biến chứng này cũng rất hiếm gặp.

- Hiện tượng bị chảy máu hoặc tê bì vùng da

- Huyết khối tĩnh mạch: sau mổ có khoảng 0,12% trường hợp hình thành huyết khối tĩnh mạch ở bắp chân.

- Cảm giác lỏng gối sau mổ dây chằng khớp gối

- Trên 5 % trường hợp hạn chế vận động gối sau mổ.

- Mất duỗi gối: Xảy ra khi vỡ xương bánh chè hoặc đứt gân bánh chèvà phải sử dụng gân bánh chè tự thân.

- Tổn thương sụn phát triển dẫn đến rối loạn sự phát triển của xương: biến chứng này chỉ xảy ra ở bệnh nhân là trẻ em, khi sụn còn phát triển. 

Những vấn đề cần lưu ý sau phẫu thuật mổ gối

Các phương pháp tập luyện phục hồi sau phẫu thuật khớp gối

Ngay sau mổ, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định tập luyện nhằm hồi phục nhằm tránh tình trạng teo cơ hay cứng khớp. Người bệnh có thể luyện tập các bài tập tại nhà hoặc lựa chọn tới các phòng tập chức năng để được hướng dẫn bài bản và đúng cách.

Trong khi luyện tập sau phẫu thuật, người bệnh cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn sẽ giúp phục hồi tối đa chức năng của khớp gối, đồng thời tránh được tình trạng té ngã có thể xảy ra do yếu chân hoặc luyện tập sai tư thế.

Sử dụng nạng và nẹp trong tháng đầu tiên sau phẫu thuật khớp gối.Sang tháng thứ 2, người bệnh có thể bỏ nạng nhưng vẫn mang nẹp ôm gối để bảo vệ mảnh ghép. Đến tháng thứ 3 sau mổ, có thể thay thế bằng nẹp vải gối ngắn hơn đồng thời tiếp tục luyện tập để tăng sức cơ. Sau thời gian trên, người bệnh có thể bỏ nẹp và đi lại một cách bình thường.

Các bài tập vật lý trị liệu nhằm lấy lại được biên độ vận động của khớp là điều vô cùng quan trọng sau khi mổ khớp gối.

Sau 6 tháng phẫu thuật, khớp gối có thể hồi phục hoàn toàn, lúc này người bệnh có thể vận động mạnh trở lại như chơi thể thao và tham gia các hoạt động sinh hoạt hàng ngày trong cuộc sống.

Trong cuộc sống hàng ngày, để phòng ngừa và hạn chế các tổn thương liên quan đến xương khớp các bạn có thể áp dụng liệu pháp massage.

Trên các ghế massage trị liệu được trang bị nhiều tính năng hiện đại giúp thư giãn và chăm sóc sức khỏe tại nhà. Việc trang bị ghế massage sẽ giúp các bạn chủ động sử dụng mỗi ngày!

Mua 1 tặng 3
Để lại thông tin để nhận ngay ưu đãi lên tới 50%
Lưu ý : ưu đãi áp dụng tuỳ từng mẫu ghế
Bài viết liên quan

Phát hiện loãng xương qua đo mật độ xương

Loãng xương là bệnh lý thường xảy ra nhiều nhất ở người cao tuổi, ở giai đoạn sớm, bệnh sẽ âm thầm diễn biến và ...

Phương pháp giúp hạn chế đau cứng khớp gối

Khớp gối đóng vai trò quan trọng khi chịu toàn bộ trọng lực của cơ thể đồng thời góp phần vào trong chức năng vận động ...

10 nguyên nhân chủ yếu gây đau chân

Đau chân là một vấn đề sức khỏe khá thường gặp. Nguyên nhân của đau chấn có thể đến từ những bệnh lý không nguy hiểm ...

Những điều cần biết về khớp gối có mủ do ...

Khớp gối bị viêm, nhiễm khuẩn gây mủ là một dạng bệnh lý, thường gặp nhất là tình trạng viêm sinh mủ ở trong ổ khớp qua ...
Chính sách
Chính sách trả góp Mua trả góp qua thẻ tín dụng ngân hàng, không lãi suất, không chứng minh thu nhập, không thế chấp tài sản.
Chính sách bảo hành Thời gian bảo hành ghế massage là 6 năm. Bảo hành những lỗi hỏng hóc, sự cố kỹ thuật xảy ra do lỗi của nhà sản xuất.
Chính sách đổi trả Sản phẩm lỗi do nhà sản xuất : Miễn phí đổi sản phẩm khác có giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị sản phẩm lỗi, khách hàng bù tiền chênh lệch nếu có.
Chính sách vận chuyển Miễn phí vận chuyển và lắp đặt khi mua các sản phẩm ghế massage toàn thân Okasa trên toàn quốc.
Loading...