Những điều cần biết về khớp gối có mủ do viêm, nhiễm khuẩn

Khớp gối bị viêm, nhiễm khuẩn gây mủ là một dạng bệnh lý, thường gặp nhất là tình trạng viêm sinh mủ ở trong ổ khớp qua đường máu.Có những trường hợp là do nhiễm trùng trực tiếp bởi vết thương xuyên thủng gây ra hoặc do bộ phận khác bị nhiễm trùng như viêm tủy xương mãn tính cũng có thể gây mủ trong khớp gối.

Viêm, nhiễm khuẩn gây mủ trong khớp gối

Viêm khớp mủ dễ mắc nhất ở trẻ em, trẻ sinh non, người già và những người bị ức chế hệ miễn dịch…

Bất kỳ khớp nào cũng có thể bị viêm khớp mủ do nhiễm khuẩn. Tình trạng viêm có thể xảy ra ở một khớp, có thể là khớp gối hoặc khớp háng. Trong đó, trẻ em là đối tượng dễ bị viêm nhiều khớp cùng lúc.

Viêm khớp mủ do nhiễm khuẩn có thể xảy ra ở các nơi khác trong cơ thểbị vết thương đâm thủng, cũng có thể do thuốc tiêm hoặc các điều kiện như khi phẫu thuật khớp khiến vi khuẩn xâm nhập vào khớp.

Khả năng tự bảo vệ của màng hoạt dịch ở khớp xương thường rất kém, vì thế khi tới màng hoạt dịch, vi khuẩn có thể xâm nhập một cách dễ dàng và phá hủy sụn.

Những điều cần biết về khớp gối có mủ do viêm, nhiễm khuẩn

Dấu hiệu nhận biết viêm khớp nhiễm khuẩn

Khi người bệnh bị viêm khớp nhiễm trùng, thường có các triệu chứng như: sốt, lạnh run, khớp sưng, nóng, đỏ, đau và cứng…

- Các khớp lớn như khớp gối, mắt cá, khớp háng và khớp khuỷu… thường bị ảnh hưởng nhiều nhất.

- Tình trạng viêm khớp nhiễm trùng thường có biểu hiện đột ngột, bệnh thường tiến triển mạnh trong khoảng từ 3 đến 14 ngày với các đặc điểm thường gặp là: khớp bị đau nhiều và bị sưng.

- Người bệnh cảm thấy ớn lạnh, khớp đau, khi sờ vào khớp thấy nóng. Đối với trẻ em có thể xuất hiện tình trạng nôn, ói…

- Có tới 90 % trường hợp viêm khớp nhiễm khuẩn bị một lượng nhỏ dịch mô chảy vào ổ khớp bị viêm. 

Những điều cần biết về khớp gối có mủ do viêm, nhiễm khuẩn

Viêm khớp nhiễm khuẩn do những nguyên nhân nào gây ra?

- Nguyên nhân phổ biến gây viêm khớp mủ chính là vi khuẩn, siêu vi hoặc nấm, xâm nhập vào khớp qua đường máu. 

- Ngoài ra, có thể do người bệnh gặp chấn thương nên mầm bệnh có thể xâm nhập trực tiếp vào khớp từ bên ngoài.

- Do tiêm thuốc vào khớp 

- Do các nhiễm trùng từ nơi khác của cơ thể xâm nhập vào khớp.

Mỗi nhóm lứa tuổi sẽ có mầm bệnh khác nhau như:

- Trẻ có thể bị nhiễm lậu cầu khuẩn từ mẹ hoặc trẻ bị nhiễm trùng do môi trường bệnh viện…

- Một số mầm bệnh thường gặp:

+ Trẻ em dưới 2 tuổi: Haemophilus influenzae

+ Streptococcus pyogenes, Streptococcus viridans… có thể xuất hiện ở cả trẻ em và người lớn.

+ Người trưởng thànhbị nhiễm khuẩn qua đường quan hệ tình dục.

+ Người già có thể bị nhiễm do vi khuẩn Gram âm gây ra.

Những điều cần biết về khớp gối có mủ do viêm, nhiễm khuẩn

Những yếu tố nguy cơ có thể gây viêm khớp nhiễm khuẩn

- Một số bệnh lý như viêm khớp, bệnh gút...có thể làm tăng nguy cơ viêm khớp nhiễm khuẩn.

- Những người đã từng phẫu thuật khớp, chấn thương khớp hoặc thay khớp nhân tạo … cũng có nguy cơ cao bị viêm khớp nhiễm khuẩn.

- Những người sử dụng các thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp:

Những người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp sẽ có nguy cơ cao bị viêm khớp nhiễm khuẩn bởi hệ miễn dịch của khớp thường bị thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp gây ức chế hoạt động. Để chẩn đoán viêm khớp nhiễm khuẩn ở những người bị viêm khớp dạng thấp là rất khó, bởi hai bệnh lý này có triệu chứng tương tự nhau.

- Người có da dễ bị tổn thương:

Da dễ tổn thương và khó hồi phục sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Người mắc các bệnh lý về da như viêm da dị ứng, bệnh vẩy nến… có nguy cơ cao viêm khớp dạng thấp.

- Người phải thường xuyên tiêm thuốc cũng dễ bị viêm khớp nhiễm khuẩn.

- Những người có hệ miễn dịch bị suy yếu như người bị các bệnh lý về gan, thận, người đái tháo đường… sẽ có nguy cơ cao đối mặt với viêm khớp nhiễm khuẩn.

- Khớp bị chấn thương do bị động vật cắn, vết thương xuyên khớp…đều có nguy cơ viêm khớp nhiễm khuẩn.

Những điều cần biết về khớp gối có mủ do viêm, nhiễm khuẩn

Phương pháp chẩn đoán viêm khớp nhiễm khuẩn

Những phương pháp thường sử dụng trong chẩn đoán viêm khớp nhiễm khuẩn:

Xét nghiệm dịch khớp: 

Nhiễm trùng có thể làm khớp của người bệnh thay đổi tính nhất quán, khối lượng hay màu sắc... bác sĩ có thể dùng kim rút chất lỏng ra khỏi khớp để làm xét nghiệm, phân tích.

Từ các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm, người ta có thể xác định được sinh vật nào đã gây ra nhiễm trùng khớp, đồng thời dựa vào đó để bác sĩ kê đơn thuốc điều trị. 

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu cũng có thể phát hiện ra dấu hiệu nhiễm trùng khớp. 

Xét nghiệm qua hình ảnh 

Phương pháp chụp X-quang và một số xét nghiệm hình ảnh khác nơi khớp cũng có thể đánh giá được tình trạng của khớp. Tuy nhiên chẩn đoán qua hình ảnh khó phát hiện bệnh trong giai đoạn sớm của viêm khớp nhiễm trùng. 

Khi mới khởi phát bệnh, các tổn thương nơi khớp chưa rõ nét, vì thế qua hình ảnh X-quang có thể đánh giá được tổn thương trong khớp.

Để phòng ngừa các bệnh liên quan đến cơ - xương - khớp các bạn nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý, thường xuyên tập thể dục thể thao; Bên cạnh đó là liệu pháp massage. Các bạn có thể đến các trung tâm trị liệu, tự xoa bóp bấm huyệt tại nhà hoặc sử dụng ghế massage.

Trên các ghế massage cao cấp được trang bị nhiều tính năng hiện đại giúp thư giãn và chăm sóc sức khỏe mỗi ngày!

Mua 1 tặng 3
Để lại thông tin để nhận ngay ưu đãi lên tới 50%
Lưu ý : ưu đãi áp dụng tuỳ từng mẫu ghế
Bài viết liên quan

Phòng ngừa loãng xương cho phụ nữ mãn kinh

Loãng xương hay còn gọi là thưa xương. Đây là hiện tượng xương xốp do bị giảm số lượng của tổ chức xương, giảm mật độ ...

Khớp gối bị cứng sau phẫu thuật

Tình trạng cứng khớp gối sau phẫu thuật là do khi mô sẹo hình thành quá mức xung quanh khớp làm hạn chế phạm vi chuyển ...

Nhận biết chứng bệnh thần kinh quay

Dây thần kinh có vai trò quan trọng đối với cơ thể con người, nó giúp truyền tải thông tin tới não bộ, đồng thời dây ...

Các phương pháp điều trị sụn chêm khớp gối ...

Tổn thương sụn chêm có thể xảy ra ở mọi người, trong đó thường gặp nhất ở các vận động viên thể thao và ở người cao ...
Chính sách
Chính sách trả góp Mua trả góp qua thẻ tín dụng ngân hàng, không lãi suất, không chứng minh thu nhập, không thế chấp tài sản.
Chính sách bảo hành Thời gian bảo hành ghế massage là 6 năm. Bảo hành những lỗi hỏng hóc, sự cố kỹ thuật xảy ra do lỗi của nhà sản xuất.
Chính sách đổi trả Sản phẩm lỗi do nhà sản xuất : Miễn phí đổi sản phẩm khác có giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị sản phẩm lỗi, khách hàng bù tiền chênh lệch nếu có.
Chính sách vận chuyển Miễn phí vận chuyển và lắp đặt khi mua các sản phẩm ghế massage toàn thân Okasa trên toàn quốc.
Loading...