Liệu pháp massage luôn được nhiều người yêu thích và áp dụng, đặc biệt là chị em phụ nữ. Có thể nói đây là phương pháp xoa bóp đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như thư giãn, thải độc và tăng cường hệ miễn dịch… Tuy nhiên, khi thực hiện massage cần lưu ý tránh tuyệt đối một số vị trí là đường đi của các mạch máu và dây thần kinh quan trọng trên cơ thể. Bởi vì, nếu thực hiện các thao tác massage không cẩn thận có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.
Tuyệt đối tránh massage lên vị trí vùng “tam giác chết” ở cổ
- Vị trí vùng “tam giác chết” ở cổ: Vùng “tam giác chết” ở cổ đã được các chuyên gia đã khuyến cáo, đó là vị trí nối từ sau tai xuống tới ngực rồi nối đến cằm và tạo thành một vùng hình tam giác. Đây là vị trí chứa động mạch cảnh - mạch máu quan trọng làm nhiệm vụ đưa chất dinh dưỡng đi nuôi toàn bộ vùng não.
- Đặc điểm của vùng “tam giác chết” ở cổ: Cơ thể con người có chứa rất nhiều động mạch quan trọng, phần lớn các động mạch này đều có vị trí nằm ở sâu trong cơ thể và thường ở phía dưới xương. Tuy nhiên, riêng động mạch cảnh ở vùng cổ nó chỉ nằm dưới lớp da mỏng. Do vậy, khi thực hiện các động tác massage, nếu xoa bóp khu vực “tam giác chết”không đúng cách nósẽ gây nguy hiểm, thậm chí có thể gây đột quỵ.
Mức dộ nguy hiểm khi massage vùng “tam giác chết” ở cổ
Mặc dù massage được đánh giá là phương pháp làm đẹp và bảo vệ sức khỏe vô cùng hữu ích. Tuy nhiên, khi thực hiện các kĩ thuật massage cũng cần lưu ý, đặc biệt cần tránh một số vị trí trên cơ thể con người. Trong đó, tuyệt đối không thực hiện xoa bóp vào vùng “tam giác chết” ở cổ để tránh gây nguy hiểm tới tính mạng.
Nếu massage vào vùng “tam giác chết” có thể gây ra những nguy hiểm như:
- Gây chèn ép vào xoang động mạch cảnh khiến huyết áp bị tụt và làm giảm nhịp tim
Xoang động mạch cảnhcủa cơ thể người chính là một bộ phận cảm biến áp suất. Vì thế, nếu vùng này bị chèn ép mạnhsẽ gây tác động tới dây thần kinh phó giao cảm, đồng thời nó cũng kích thích dây thần kinh phế vị phóng điện. Sự tác động này sẽ gây ra tình trạng nhịp tim chậm và huyết áp bị giảm mạnh. Đối với một số trường hợpkhi xoa bóp "vùng tam giác chết" ở cổ nếu nghiêm trọngsẽ bị ngất xỉu ngay lập tức. Ngoài ra, có những trường hợp người bệnh bị tác động lực vào xoang động mạch cảnh đã xảy ra tình trạng rối loạn nhịp tim, thậm chí phải đi cấp cứu ngay.
Để xử lý tình huống này, bác sĩ cần có các thiết bị y tế trong tay. Trường hợp không có thiết bị y tế, họ sẽ phải thực hiện các động tác xoa bóp xoang động mạch cảnh giúp người bệnh ổn định và điều chỉnh lại nhịp tim. Tuy nhiên, cần chú ý chỉ các bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên gia trị liệu mới có thể xoa bóp, tác động vào vùng “tam giác chết” ở cổ.
- Massage vùng”tam giác chết” có thể khiến mạch máu bị chèn ép làm thiếu máu cục bộ và gây đột quỵ
Tình trạng thiếu máu cục bộ do lượng máu lưu thông không đáp ứng đủ chính là nguyên nhân gây đột quỵ. Vì thế, khi thực hiện massage, nếu tác động tới vùng cổ sẽ gây tăng áp lực lên các mạch máu, từ đó làm giảm lượng máu lưu thông, điều này trở thành yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tật. Trong đó, nguy hiểm nhất và cũng thường gặp nhất chính là nguy cơ khởi phát đột quỵ. Đặc biệt, đột quỵ rất dễ xảy ra đối với những người gặp các vấn đề về hẹp mạch máu. Vì vậy, khi massage không nên tác động mạnh lên vùng cổ là tốt nhất.
- Tăng nguy cơ gây chấn thương nội mô, hình thành huyết khối và có thể dẫn tới đột quỵ
Trong trường hợp mạch máu có mảng xơ vữa thì khi thực hiện các động tác massage sẽ có thể khiến cholớp nội mô của mạch máu bị tổn thương. Trong khi ở dòng máu có các mảnh vụn mảng bám nổi lên, nếu trường hợp cơ thể có vết thương, các tiểu cầu trong máu sẽ là nhiệm vụ tụ lại và kết đông giúp chữa lành vết thương.
Tuy nhiên, đối với động mạch cảnh, dòng máu chảy nhanh và nó có thể rơi ra một số mảnh nhỏ ở cục máu đông, nếubị kẹt lại trong mạch máu sẽ tạo thành huyết khối và trở thành yếu tố nguy cơ gây đột quỵ.
Trường hợp đột quỵ thường xảy ra trong vòng 3 ngày sau khi thực hiện việc massage.
Massage đúng cách để bảo vệ sức khỏe
Khi thực hiện massage cũng như sử dụng ghế massage để đạt kết quả tốt nhất cần lưu ý:
- Những thời điểm nên tránh massage: Thời điểm vừa tắm gội xong; Sau thời gian vừa vận động mạnh; Thời điểm vừa uống rượu hoặc ngay sau khi ăn no; Trường hợp bị sốt cao.
- Những người không nên massage: Phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt; Những người trên cơ thể đang có vết thương; Trường hợp bị nhiễm trùng mưng mủ; Người mắc bệnh về máu hoặc có nguy cơ bị xuất huyết; Trường hợp đang bị gãy xương, sai khớp... Người mắc các bệnh lý như bệnh tim nặng, bệnh thần kinh, cao huyết áp, bệnh não, bệnh phổi, bệnh gan, bệnh thận,... Trường hợp thể trạng suy nhược, ốm yếu cũng không nên massage.