Xoa bóp bấm huyệt được biết đến là một hình thức tạo áp lực lên bàn tay, bàn chân để đem lại tác dụng giảm đau cũng như nhiều lợi ích cho các cơ quan khác trên cơ thể. Vì vậy, xoa bóp bấm huyệt có thể giúp chúng ta ngăn ngừa được bệnh tật.
Quy trình xoa bóp bấm huyệt
Một liệu trình xoa bóp bấm huyệt điển hình thường kéo dài từ 30 - 60 phút.
Đầu tiên, người bệnh cần trao đổi với chuyên gia bấm huyệt về tiền sử bệnh lý, cũng như các vấn đề về sức khỏe và lối sống của mình. Từ đó, chuyên gia bấm huyệt sẽ đưa ra những tùy chỉnh liệu pháp cho phù hợp với từng nguời bệnh.
Bước tiếp theo, người bệnh sẽ cởi giày và tất, sau đó ngồi thoải mái trên ghế, có thể ngả lưng hoặc giường massage.
Chuyên gia bấm huyệt sẽ đánh giá bàn chân và kích thích các điểm khác nhau để xác định vùng bị đau, bị căng cứng.
Chuyên gia có thể sử dụng một số động tác nhanh và xoa bóp để làm ấm bàn tay và bàn chân. Tiếp theo là áp ngón tay cái hoặc dùng lực ngón tay áp lên bàn chân bằng kỹ thuật bấm huyệt.
Trong quá trình bấm huyệt, chuyên gia có thể sử dụng các loại kem dưỡng da, dầu, bóng, bàn chải, kim bấm,... để giúp hỗ trợ trong quá trình trị liệu.
Cảm giác do bấm huyệt đem lại
Đa phần mọi người khi được bấm huyệt đều cảm thấy thư giãn.
Đặc điểm của bấm huyệt là không gây đau, vì vậy khi được bấm huyệt nếu cảm thấy khó chịu, người bệnh nên nói với chuyên gia bấm huyệt.
Những khu vực khi bấm huyệt có thể bị mềm hoặc đau, lúc này chuyên gia bấm huyệt sẽ dành thêm thời gian để tác động vào những điểm đó. Khi có áp lực tác dụng lên khu vực đó, cảm giác đau nhức sẽ giảm. Trường hợp nguời bệnh cảm thấy nhột nhột thì cũng không nên lo lắng bởi đây là phản ứng bình thường.
Sau khi thực hiện bấm huyệt, hầu hết người bệnh đều cảm thấy bình tâm và thư giãn hơn. Một số người hiếm gặp có cảm giác buồn nôn, buồn ngủ và thay đổi tâm trạng.
Những điều cần lưu ý trong quá trình bấm huyệt
- Trước khi tiến hành bấm huyệt, người bệnh nên trao đổi với chuyên gia bấm huyệt về tiền sử sức khỏe của mình.
- Bấm huyệt thường không phù hợp với các trường hợp:
+ Người bệnh bị loét chân;
+ Người mới bị chấn thương;
+ Người có vết thương ở chân hoặc mắt cá chân;
+ Những người mắc bệnh gút hoặc bệnh tim mạch…
+ Bấm huyệt cũng có thể sẽ không phù hợp đối với:
+ Những người mắc bệnh tiểu đường;
+ Người bị viêm xương khớp;
+ Những người gặp vấn đề về tuần hoàn;
+ Trường hợp bị nhiễm trùng nặng;
+ Người bị sỏi mật, sỏi thận hoặc một số loại ung thư;
+ Phụ nữ đang mang thai cũng không nên bấm huyệt.
Phân biệt giữa bấm huyệt và xoa bóp chân
Xoa bóp chân và liệu pháp bấm huyệt đều đem lại cho người bệnh cảm giác tương tự nhau. Tuy nhiên, có sự khác nhau giữa xoa bóp và bấm huyệt, đó là:
- Với bấm huyệt, các chuyên gia sẽ làm việc trên từng khu vực cụ thể, mục đích để thúc đẩy phản ứng điều trị bệnh ở các cơ quan tương ứng.
- Còn với xoa bóp chân, chuyên viên sẽ thực hiện điều khiển các cơ và mô mềm khác với mục đích: Cải thiện tuần hoàn; Giảm đau và chữa lành các chấn thương trong khu vực; Tạo cảm giác thư giãn cho cơ thể người bệnh.
Ngày nay, các loại máy massage và ghế massage rất phổ biến. Các thiết bị này đều có khả năng massage, xoa bóp. Tuy nhiên, về khả năng bấm huyệt thì chỉ các ghế massage toàn thân với các tính năng hiện đại được trang bị hệ thống con lăn 3D, 4D mới có khả năng thực hiên.