Cột sống gồm các đốt sống xếp chồng lên nhau, ở giữa là các đĩa đệm có vai trò như một lò xo giảm chấn. Bên ngoài đĩa đệm là bao xơ, bên trong là nhân nhày với khả năng thẩm thấu nước. Thoát vị là tình trạng nhân nhày thoát ra khỏi vị trí ban đầu, gây chèn ép các rễ thần kinh và tủy sống, gây đau cùng nhiều vấn đề nguy hiểm khác.
Thoát vị có thể xảy ra ở bất cứ đốt sống này, nhưng cổ và thắt lưng thường gặp hơn do chịu lực lớn và tính chất thường xuyên vận động cùng, chịu nhiều tác động từ thói quen sinh hoạt và công việc thường ngày.
Thoát vị đĩa đệm thường diễn tiến trong một thời gian dài với các triệu chứng cụ thể. Nội dung dưới đây sẽ chia sẻ với các bạn về Phân loại thoát vị đĩa đệm, giúp hiểu hơn về bệnh lý xương khớp này nhé.
Phân loại thoát vị đĩa đệm theo vị trí
Theo vị trí có thể phân loại thành thoát vị ra sau, ra trước.
- Thoát vị đĩa đệm ra sau: Khá phổ biến, người bệnh thường có các triệu chứng đau mỏi, nhức nhối, tê bì, đau lan ra các bộ phận khác.
- Thoát vị đĩa đệm ra trước: Người bệnh thường không bị đau vì nhân nhày không gây ra sự chèn éo vào thần kinh cũng như tủy sống.
Phân loại thoát vị đĩa đệm theo sự chèn ép vào thần kinh và tủy sống
Dựa trên tiêu chí này chúng ta có thể chia thành: Thoát vị đĩa đêm trung tâm, cạnh trung tâm, thoát vị đĩa đệm chèn rễ thần kinh.
- Thoát vị đĩa đệm trung tâm: Nhân nhày thoát ra và chèn ép tủy sống. Người bệnh thường xuyên có biểu hiện bị tê bì chân tay. Đây cũng chính là loại thoát vị nguy hiểm nhất, vì nếu nhân nhày chèn ép tủy sống nhiều có thể khiến cho người bệnh bị mất hoàn toàn chức năng vận động cũng như mất kiểm soát hệ bài tiết.
- Thoát vị đĩa đệm cạnh trung tâm: Ở thể này nhân nhày sẽ chèn ép cả tủy sống cùng với rễ thần kinh.
- Thoát vị đĩa đệm chèn ép rễ thần kinh: Có thể là chèn ở bên trái hoặc bên phái.
Phân loại thoát vị đĩa đệm theo các giai đoạn
Giai đoạn 1: Giai đoạn đầu
Biểu hiện qua sự biến dạng của nhân nhày, bắt đầu có dấu hiệu vài chỗ đứt rách nhỏ tại phía sau của vòng sợi và nhân nhày ấn lõm vào vị trí khuyết này. Hình ảnh chỉ có thể thấy được ở trên phim chụp đĩa đệm, còn phim chụp thường và lâm sàng thì chưa thấy có biểu hiện.
Giai đoạn 2: Lồi đĩa đệm
Nhân nhày bắt đầu lồi về một phía của vòng cơ bị suy yếu. Có nhiều chỗ rạn, rách vòng sợ rõ rệt hơn nhưng chưa xâm phạm hết vào chiều dày của vòng sợi.
Bắt đầu giảm chiều cao của khoang gian đốt.
Cũng do nhân này đè nén vào vòng sợ đã bị suy yếu nên đĩa đệm bị phình ra, nhất là ở phía sau.
Hình ảnh chụp đĩa đệm có những triệu chứng bị tổn thương khá phong phú. Về lâm sàng có thể nhận thấy đau thắt lưng cục bộ, một số trường hợp hiếm gặp có thể gây kích thích rễ thần kinh.
Giai đoạn 3: Thoát vị đĩa đệm
Đứt rách hoàn toàn tại các lớp vòng sợi, nhân nhày thót ra khỏi khoang gian đốt, hình thành thoát vị đĩa đệm.
Ở giai đoạn này khi chụp phim cho thấy thoát vị nhân nhày đã (hoặc chưa) gây đứt dây chằng dọc sau.
Các triệu chứng lâm sàng của hội chứng rễ thần kinh xuất hiện và được chia thành 3 cấp độ:
- Kích thích rễ.
- Chèn ép rễ (nhưng còn một phần dẫn truyền thần kinh).
- Mất dẫn truyền thần kinh.
Giai đoạn 4: Hư đĩa đệm – Khớp đốt sống
Ở giai đoạn này nhân nhày bị biến dạng, vòng sợi bị phá vỡ, xảy ra rạn rách ở nhiều phía. Chiều cao của khoang gian đốt giảm rõ rệt, dẫn tới hẹp ống sống thứ phát và hư khớp đốt sống, giữa các mấu khớp, mọc gai tại bờ viền của các thân đốt sống.
Trên lâm sàng ghi nhận tình trạng đau lưng mạn tính tái phát, có thể có hội chứng rễ rặng do chèn ép ở trong lỗ tiếp hợp đã bị hẹp bởi các biến đổi thứ phát cấu trúc xương.
Nhìn chung bệnh lý thoát vị đĩa đệm có thể không diễn tiến tuần tự qua từng giai đoạn nêu trên, có thể có những tiến triển đột biến do nhiều yếu tố bên trong cũng như bên ngoài gây ra, đặc biệt là khi xảy ra chấn thương. Một số trường hợp xảy ra thoái hóa đĩa đệm nặng gây khóa cứng đốt sống nên không có thoát vị.
Trên đây là những thông tin về Phân loại thoát vị đĩa đệm, giúp các bạn hiểu hơn về căn bệnh này, từ đó chăm sóc bản thân tốt hơn. Để phòng ngừa thoát vị đĩa đệm cần có sự thay đổi trong lối sống và sinh hoạt, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho xương, thường xuyên tập luyện thể thao và nghỉ ngơi đầy đủ. Bên cạnh đó các bạn cũng nên áp dung liệu pháp massage, sử dụng ghế massage tại nhà để thư giãn và giảm áp lực cho hệ thống xương khớp !